Từ một nghiên cứu về thời tiết, “hiệu ứng cánh bướm” đã làm thay đổi cách nhìn nhận thế giới của con người trên nhiều phương diện khoa học. Đồng thời, các nhà khí tượng học đã công nhận hiện tượng “hỗn loạn” trong nghiên cứu của mình. Họ cho chạy nhiều mô hình thời tiết khác nhau trên máy tính, trong đó mỗi mô hình có sự khác nhau rất nhỏ về dữ kiện đầu vào. Dự báo cuối cùng chỉ được đưa ra sau khi so sánh và tổng hợp kết quả thu được của các mô hình.

1. Tìm hiểu về hiệu ứng cánh bướm

Vào thập kỷ 1960, sự phát triển của các máy tính cho phép con người thực hiện các nghiên cứu khoa học mà trước đó không thể làm được do khối lượng phép tính quá lớn. Một trong những dự án tham vọng nhất là việc lập ra một mô hình toán học nhằm dự báo thời tiết do nhà toán học và khí tượng học Edward Lorenz (1917-2008) phụ trách. Ông đã lập ra 12 phương trình phân biệt thể hiện các yếu tố như nhiệt, ẩm hay áp suất và nhập dữ liệu vào máy tính.

Năm 1961, Lorenz vô tình nhập các dữ liệu đã được máy tính làm tròn để tiết kiệm thời gian thí nghiệm. Chẳng hạn, các con số như 0,506127 được Lorenz nhập vào máy là 0,506. Ông hoàn toàn bất ngờ khi máy tính đưa ra một dự báo hoàn toàn khác xa so với dữ liệu gốc, dù giá trị làm tròn hoàn toàn không đáng kể.

Từ đó, Lorenz kết luận rằng, việc cố gắng dự báo thời tiết nhiều hơn 1 tuần là hoàn toàn vô nghĩa do độ nhạy cảm của hệ thống thời tiết với những điều kiện ban đầu. Năm 1969, ông công bố phát hiện này của mình với câu nói nổi tiếng: “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas.”

2. Hiệu ứng cánh bướm và ứng dụng trong khoa học dự báo

“Hiệu ứng cánh bướm” đã trở thành một dấu mốc trong việc phát triển “lý thuyết hỗn loạn” (tiếng Anh là “chaos theory”). Đây là một lý thuyết nghiên cứu các hệ thống vận động cực kỳ nhạy cảm với những điều kiện ban đầu. Sự phát triển mạnh của “lý thuyết hỗn loạn” trong các thập niên 70, 80 của thế kỉ XX đã thay đổi cái nhìn của các nhà khoa học về thế giới tự nhiên, đặc biệt trong lĩnh vực cơ học lượng tử. Lý thuyết này cũng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành khoa học khác như địa chất, cơ khí, sinh thái học, kinh tế học và tâm lý học.

Sự chấp nhận lý thuyết hỗn loạn đã giúp năng lực dự báo thời tiết ngày càng tốt hơn. Trong lĩnh vực dự báo thời tiết, phát hiện của Lorenz cũng dẫn đến những thay đổi đột phá. Các dữ liệu được thu thập đầy đủ hơn để đảm bảo sự chính xác của các con số.

Còn dưới góc nhìn của quan hệ nhân quả, hiệu ứng cánh bướm được diễn giải có phần giống với quan niệm “gieo nhân nào gặp quả nấy”. Chẳng hạn trong cuộc sống, một việc tốt bạn làm dù nhỏ bé có thể sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho nhiều người khác mà bản thân bạn không ngờ tới.

3. Tin vui là bạn sẽ không thất nghiệp quá 7 ngày nữa!

Từ kết quả về Hiệu ứng cánh bướm chúng ta có thể rút ra rằng rất khó có thể dự đoán việc gì đó xa hơn 1 tuần. Tất nhiên để không thất nghiệp nữa và tìm được việc làm như ý việc đầu tiên bạn cần làm là rà soát và thay đổi quy trình hiệu quả hơn, cộng với nâng cấp chính mình liên tục. Bạn không thể đòi hỏi kết quả khác đi mà vẫn chỉ lặp đi lặp lại một cách làm và điều kiện như cũ. Thậm chí nhiều bạn kén cá chọn canh, thích những công ty lớn, trong khi các công ty nhỏ hơn luôn tạo cơ hội cho họ.

Hơn thế nữa nếu bạn cài đặt ứng dụng The Ant Work trên ChPlay hay AppStore và kích hoat tìm kiếm công việc. Bạn có thế nhận ngay lập tức, bất kỳ công việc phù hợp nào quanh bạn vừa có thu nhập lại vừa có thêm kinh nghiệm làm việc trong thời gian bạn tìm kiếm một công việc dài hạn như ý mà không con lo lắng áp lực về thất nghiệp.

Tải app The Ant Work để ứng tuyển ngay hoặc xem các tin tuyển dụng lân cận. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp gần nhà ngay trên thiết bị di động của mình.

TẢI NGAY

Bình luận