Theo tạp chí Forbes, trong những bước đầu tiên trên con đường khởi nghiệp, ê kíp làm việc chính là là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định thành bại của start-up. Nhóm khởi nghiệp ban đầu (thường chỉ bao gồm từ 5 đến 8 người), cùng với các nhà sáng lập của start-up đó, sẽ định hình nên văn hóa riêng của start-up trong nhiều năm sau đó. Vậy triết lý tuyển dụng để nhà sáng lập xây dựng ê kíp nhân sự 5-8 người đầu tiên và thậm chí giúp tuyển dụng thêm hàng chục thành viên mới trong các bước phát triển kế tiếp của công ty lý tưởng nhất là gì?

1. Hãy tuyển “nhà thám hiểm” hoặc “cướp biển” đừng tuyển “thuyên viên” trong gian đoạn đầu

Nhân sự đến phỏng vấn 80% thường rơi vào trong nhóm thuyền viên chỉ khoảng 20% là có tố chất của một nhà thám hiểm sẵn sàng gia nhập đoàn thám hiểm của Cristoforo Colombo để khám phá thế giới và trải nghiệm thử thách với những vùng đất mới. Hay gia nhập những đoàn Cướp biển vùng Caribbean để đánh cược cuộc đời mình với muôn vàn thử thách đầy nguy hiểm.

1.1 Khi nào thì Startup phải tuyển nhà thám hiểm hoặc cướp biển?

Trong tác phẩm “Trong một công ty của những người vĩ đại”, tác giả Rama Dev Jager và Rafael Ortiz đã từng hỏi Steve Jobs làm thế nào để hình thành một đội ngũ cùng làm việc. Ông nói với họ: “Khi bắt đầu khởi nghiệp, 10 người đầu tiên sẽ quyết định sự thành – bại của một công ty”.

Rất nhiều nhà sáng lập mắc sai lầm nghiêm trọng là mời các thuyền viên lên tàu trong giai đoạn 5-10 người đầu tiên của mình!

1.2 Khi nào thì startup có thể tuyển thêm các thuyền viên

Trong gian đoạn đầu nội lực của Starup hay doanh nghiệp SME không bao giờ cung cấp đúng nhu cầu của các thuyền viên. Các nhân sự thuộc nhóm thuyên viên nhanh chóng mệt mỏi và muốn rời đi. Họ bị áp lực bởi tính chất công việc cần thay đổi và sáng tạo thường xuyên, cảnh lênh đênh nay đây mai đó và đầy rủi ro rình rập và mức phúc lợi bấp bênh. Họ cảm thấy an tâm hơn với tiền lương cao ổn định và cuộc sống cũng như công việc êm đềm và ít sóng gió.

Khi các Startup và công ty SME đã lớn về quy mô cũng như tuổi đời, hoạt động bắt đầu đi vào ổn định họ có thể tuyển nhiều “thuyền viên” lên cùng. Những thuyền viên có nặng lực chuyên môn được đào tạo bài bản và hơn nữa họ rất ổn định, họ cần mẫn làm việc được giao và ngại thay đổi hơn, họ chống chọi với khó khăn kém hơn, ít sáng tạo hơn và quan tâm đến phúc lợi lao động hàng tháng nhiều hơn.

2. Tại sao các Startup và SME lại chỉ nên tuyển các nhà thám hiểm hay thậm chí là “cướp biển”?

Bạn muốn an nhàn với sự ổn định lặp đi lặp lại, hay luôn khát khao những thử thách hay đổi thay mới mẻ? Hãy thành thật với chính bản thân mình bởi vì không phải ai cũng có thể làm lính hải quân, và càng ít người đủ khả năng trở thành tên cướp biển cừ khôi.

Vậy cơ bản quan điểm của Steve là: Nếu anh thông minh sáng dạ nhưng chỉ biết tuân thủ, dập khuôn mọi nguyên tắc như trong quân đội hải quân, xin mời sang IBM mà làm việc. Còn nếu anh cũng thông minh sáng dạ nhưng đồng thời có tư duy sáng tạo, khác biệt và không e ngại thể hiện ra, chào mừng thêm một tên cướp biển đến với chúng tôi.

2.1 Cướp biển không bao giờ làm việc quan liêu, hời hợt theo kiểu hình thức cho có.

Họ hết lòng phục vụ cấp trên và tương trợ lẫn nhau nhằm hoàn thành xuất sắc mục tiêu đề ra. Bất kể hoàn cảnh khó khăn hay môi trường thù địch ra sao, những tên cướp biển bản lĩnh, không biết sợ sẽ luôn duy trì được sự tập trung và sáng tạo độc đáo của mình. Bên cạnh đó, cướp biển hoạt động độc lập rất tốt và sẵn sàng mạo hiểm những rủi ro kinh doanh, nhưng đồng thời vẫn nhìn xa trông rộng và ý thức được những nhu cầu, kỳ vọng chung của cả tập thể.

2.2 Nhà thám hiểm luôn có tư tưởng cách tân đổi mới

Các nhận sự của starup cần vượt lên trên những chuẩn mực và giới hạn thông thường. “Những tính cách thường bị đánh giá tiêu cực như hiếu thắng, khó gần, tự coi mình như cái rốn của vũ trụ đôi khi có thể tạo điều kiện phát triển nên những ý tưởng độc nhất vô nhị. Trong khi đó, sự cầu toàn, ngại thay đổi hay dễ dàng bỏ cuộc thì sẽ chẳng cho ra sáng kiến nào hay ho cả.” – Dẫn lời Dean Keith Simonton, Giáo sư tâm lý học của trường Đại học California.

Ở sự kiện ra mắt iPad tháng Ba 2011, Steve đã nói: “Chỉ có công nghệ không thôi là chưa đủ, điều này vốn dĩ đã luôn nằm trong ADN của Apple rồi. Khát khao công nghệ kết duyên với nghệ thuật, với nhân văn là kim chỉ nam để chúng tôi có thể tạo ra những sản phẩm làm rung động con tim.”

2.3 Nhà thám hiểm hay cướp biển nhiệt huyết

Để thực sự trở thành cướp biển của Steve, giỏi không thôi hay thậm chí cả tư duy khác biệt cũng vẫn chưa đủ. Điều ông thực sự mong muốn ở nhân viên của mình phải là niềm đam mê, nguồn cảm hứng, động lực và khát khao vì khách hàng với những sản phẩm hoàn hảo và mang tính đột phá.

Steve luôn lo ngại rằng khi Apple ngày một lớn mạnh, nó lại càng dễ đi theo vết xe đổ của nhiều tập đoàn khổng lồ khác: phong cách làm việc dính chặt với bộ máy quan liêu, với hàng trăm lý do vì sao mọi thứ không thể được hoàn thành mỹ mãn. Tuy nhiên với những tên cướp biển nhiệt huyết, viễn cảnh này sẽ không bao giờ xảy ra. Steve luôn trông chờ ở các nhân viên dưới quyền không chỉ biết tập trung chuyên môn phát triển sản phẩm, mà còn phải tham gia vào những công việc kinh doanh thông thường như kế toán hay thậm chí làm trợ lý hành chính riêng cho ông.

Đích thân Steve đã chia sẻ như thế này trong một buổi phỏng vấn năm 2008: “Khi tuyển dụng cho vị trí cấp cao, tất nhiên các ứng viên phải cực kỳ thông minh. Nhưng đối với tôi, năng lực cá nhân chỉ là điều kiện thứ yếu. Quan trọng hơn cả là liệu họ có thực sự yêu Apple? Bởi vì chỉ cần có như vậy, tự khắc mọi thứ còn lại đâu sẽ vào đó hết thôi. Họ sẽ cống hiến vì những gì tốt đẹp nhất cho Apple, không phải cho bản thân mình, không phải cho Steve Jobs tôi đây hay bất cứ ai khác.”

2.4 Nhà thám hiểm và cướp biển đa tài

Một trong những tiêu chí tuyển dụng quan trọng khác của Steve là sở hữu vốn hiểu biết rộng rãi, phong phú đa dạng nhiều lĩnh vực cũng như kho kinh nghiệm sống dồi dào. Steve muốn được thấy một phần hình ảnh của chính ông trong mỗi ứng viên. Không phải ai cũng biết Steve chưa bao giờ tốt nghiệp đại học, nói đúng hơn thì ông thậm chí còn chưa hoàn thành xong chương trình năm đầu tiên. Không bằng cấp nhưng rồi trở thành nhân vật bất tử của làng công nghệ, nguyên nhân không nhỏ bởi Steve tự mình tích lũy kinh nghiệm khi dung hòa giữa đam mê cá nhân và những thứ mới mẻ khác lạ, từ hack đồ điện tử đến thực hành thiền Phật giáo hay cả viết thư pháp.

Steve đặt ra quy chuẩn riêng về nền tảng và kinh nghiệm khi tuyển dụng nhân tài. Một người chỉ biết tập trung chuyên môn vào sở trường công nghệ, suy cho cùng cũng chỉ là một kỹ sư công nghệ giỏi và… chấm hết. Nhưng nếu ai đó mở rộng niềm đam mê của mình sang cả những lĩnh vực khác như triết học, văn học, nghệ thuật…, anh ta thực sự có thể làm nên điều khác biệt. Steve cũng đánh giá cao những ứng viên có đầu óc kinh doanh hay tinh thần ham mở rộng vốn hiểu biết. Đây chính là những tên cướp biển mà ông tìm kiếm, những người có thể làm tốt cả những công việc không phải của mình bằng kiến thức và kinh nghiệm tự tích lũy.

2.5 Nhà thám hiểm hay cướp biển tìm thấy nhà thám hiểm và cướp biển khác

Steve tìm kiếm nhân tài ở khắp mọi nơi và với quan điểm “mỗi kỹ sư giỏi là một bội số nhân khổng lồ”, ông biến chính các nhân viên của mình trở thành những nhà tuyển dụng hiệu quả nhất. Các ứng viên tiềm năng nhất thường nằm trong số những người quen biết với nhân viên của Steve (người thân, bạn bè, đồng nghiệp cũ…). Steve tin rằng họ có thể cũng phù hợp với Apple, cũng mang lại giá trị như những người đã tin tưởng giới thiệu đến ông. Chiêu mộ nhân tài theo kiểu “quan hệ ngẫu nhiên” này từ lâu đã là phong cách truyền thống của Apple.

Trong quá khứ, ở giai đoạn khởi động phát triển dòng máy tính Mac, Steve cùng các cộng sự đã quyết định chạy chương trình này để đảm bảo tuyển đúng nhân tài làm việc cho dự án chiến lược trên. Mỗi nhân viên sẽ được Steve thưởng 500 USD nếu ứng viên họ giới thiệu trúng tuyển. Ngoài ra, ban điều hành Apple do Steve đứng đầu còn tiến hành giải pháp đưa những nhân viên giỏi nhất đã tuyển trong vòng 2 năm trở về trường cũ của họ để tìm kiếm những ứng viên tiềm năng thích hợp với các tiêu chí của Apple.

* Tổng hợp từ bài viết An HR Lesson From Steve Jobs: If You Want Change Agents, Hire Pirates, trích trong cuốn sách What Would Steve Jobs Do? How the Steve Jobs Way Can Inspire Anyone to Think Differently and Win của tác giả Peter Sanders.

Tải app The Ant Work để ứng tuyển ngay hoặc xem các tin tuyển dụng lân cận. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp gần nhà ngay trên thiết bị di động của mình.

TẢI NGAY

Bình luận