Nhiều người khi nào cũng bận rộn, nhưng thực tế những việc họ làm hiệu quả rất thấp bởi họ họ lãng phí thời gian của cuộc đời mình vào những việc lãnh nhách. Bạn nghĩ mình làm việc rất nhiều ở công ty nhưng sếp vẫn không hài lòng! Vậy làm sao để tăng năng suất làm việc và cũng như sử dụng thời gian hiệu quả hơn?

Phương pháp quản lý thời gian bằng Ma trận Eisenhower

Bạn nghĩ mình rất bận rộn, nhưng liệu có thực sự như vậy? Ngài Eisenhower là Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ, ông phục vụ hai nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 1953 đến năm 1961, ông đã có một phương pháp quản lý thời gian và làm việc rất hiệu quả. Chiến lược làm việc của ông đã được nghiên cứu và đặt tên là Eisenhower Box ( Ma trận Eisenhower) đây là một công cụ khá đơn giản chúng ta cùng phân tích để hiểu và áp dụng cho mình ngay nhé.

Điều tuyệt vời về ma trận Eisenhower đó là nó có thể được sử dụng cho cả những kế hoạch lớn (kế hoạch cho cả tuần) cũng như những kế hoạch nhỏ hơn (các công việc hàng ngày).

Tất nhiên để trả lời câu hỏi việc như thế nào là quan trọng, hay việc như thế nào là khẩn cấp thì bạn cần xác định trước cụ thể mục tiêu bạn đang mong muốn là cái gì? Vì nếu không có mục tiêu cụ thể thì bạn không thể xét ra các việc là quan trong và khẩn cấp đến mức độ nào, lúc này bạn không có cách nào thể áp dụng ma trận Eisenhower cả.

Bước 1 – Xác định chính xác, cụ thể mục tiêu cần làm

Trả lời những câu hỏi dưới đây sẽ giúp chúng ta phân loại rõ từng nhiệm vụ trong cuộc sống thành các nhóm khác nhau. Quyết định những việc phải làm và những việc phải bỏ đi sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nhiều khi bạn chưa hiểu rõ đâu là thứ quan trọng nhất đối với bạn.

1. Tôi đang làm việc này là vì cái gì? Nếu không vì cái gì quan trọng cả thì có thể bỏ qua.

2. Các giá trị cốt lõi định hướng cuộc sống công, việc của tôi trong ngày, tuần, tháng…là gì? Tất cả các việc quan trọng đều xoay quanh giá trị mà bạn kỳ vọng đó.

Bước 2 – Gắn cho mỗi việc cụ thể các tham số về mức độ quan trọng và khẩn cấp

Giờ đến lúc chúng ta liệt kê ra tất cả các việc mà chúng ta cho là cần làm.
Tiếp theo với mỗi việc chúng ta đánh giá mức độ quan trọng và mức độ khẩn cấp.

–    Việc quan trọng: xem xét việc đó về ý nghĩa với cuộc đời bạn hoặc mục tiêu cụ thể mà bạn đưa ra. Ví dụ: bạn phải học được kỹ năng lái xe nếu không bạn sẽ không thể lái được xe để đi làm.

–    Việc khẩn cấp: là xem xét theo góc độ thời gian của công việc. Việc càng xảy ra gần càng cấp bách, việc xảy ra xa thì ít cấp bách. Ví dụ: 5 phút nữa tivi sẽ chiếu trực tiếp bầu cử tổng thống Mỹ, vậy nếu 5 phút nữa bạn không kịp bật tivi lên bạn có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội theo dõi.

Bước 3 – Và giờ đây chúng ta cùng sắp xếp các việc vào Ma trận Eisenhower.

ma tran eisenhower
1. Khẩn cấp và quan trọng (nhiệm vụ cần phải làm ngay lập tức).

2. Quan trọng nhưng không phải khẩn cấp (nhiệm vụ được lên kế hoạch để làm sau).

3. Khẩn cấp nhưng không quan trọng (nhiệm vụ nên bàn giao cho người khác).

4. Không khẩn cấp cũng không quan trọng (nhiệm vụ phải được loại bỏ).

Ma trận Eisenhower không phải là một công cụ chiến lược hoàn hảo, nhưng có thể nó là một công cụ ra quyết định hữu ích, giúp tăng hiệu quả công việc và loại bỏ những hoạt động gây lãng phí thời gian và không giúp chúng ta hoàn thành mục tiêu của mình. Bạn sẽ biết cần ưu tiên thực sự cho công việc nào trước công việc nào sau.

Tải app The Ant Work để ứng tuyển ngay hoặc xem các tin tuyển dụng lân cận. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp gần nhà ngay trên thiết bị di động của mình.

TẢI NGAY

Bình luận