Kinh nghiệm chính là tri thức, là sự am hiểu của mỗi con người về một vấn đề. Mà chính họ đã trải qua, đã đối mặt trải nghiệm trực tiếp với nó. Theo nghiên cứu được chỉ ra trong cuốn sách “Những kẻ xuất chúng của Malcolm Gladwell”. Để trở thành chuyên gia bất cứ lĩnh vực gì bạn cần tối thiểu 10.000 giờ làm việc tập luyện lặp đi lặp lại. Và luôn trăn trở cải tiến từng ngày.

Trước đây chúng ta đã cùng tìm hiểu qua: Khái niệm về kinh nghiệm. Hôm này chúng ta cũng tìm hiểu sâu hơn về cách tính toán của các nhà tuyển dụng nhé:

1. Thước đo truyền thống – Kinh nghiệm làm việc được tính theo năm làm việc!

Kinh nghiêm được đo bằng số năm làm việc có lẽ là thước đo lâu đời và phổ biến nhất. Để hiểu được vì sao, chúng ta cùng quay lại lịch sử khi mà chế độ nô lệ được giải phóng ở thế kỷ 18. Lúc này giới chủ vẫn cần người làm. Nhưng họ không có nô lệ nữa và họ buộc phải mua sức lao động. Còn những người lao động lại cần phải bán sức lao động của mình để có tiền trang trải cuộc sống. Kiểu trả lương theo thời gian được áp dụng phổ biến ở giai đoạn này. Thời kỳ này chủ yếu là các công việc chân tay với sự hỗ trợ công cụ lao động rất thô sơ.

Giới chủ và người lao động lúc này nhận thấy rõ người nào làm việc lâu năm thì hiệu quả công việc thường cao hơn. Do có sự lành nghề và khéo léo hơn. Vì vậy khái niệm kinh nghiệm được đánh đồng với thời gian đã từng làm việc. Thước đo này vẫn tồn tại cho đến ngày nay, kinh nghiệm 1 năm, 2 năm, …..

1.1 Sau nhiều thế kỷ việc “cân đo đong đếm” kinh nghiệm bằng số năm từng làm việc liệu còn chính xác?

Tính chất công việc ngày nay thay đổi khá nhiều. Tỷ trọng công việc chân tay chuyển sang lao động trí óc ngày càng nhiều lên. Sự xuất hiện của Phần mềm, Máy móc, Robot trên thị trường lao động và trong các nhà máy, công ty. Lúc này nảy ra một mâu thuẫn phổ biến. Với những công việc cần trí óc, người kinh nghiệm 5 năm chưa chắc đã làm việc hiệu quả hơn người kinh nghiệm làm việc 2 năm. Nếu trả lương theo năm kinh nghiệm sẽ là không công bằng với người lao động xuất sắc.

2. Thước đo mới – Cấp độ kinh nghiệm.

Hiện tại chưa một chính phủ nào chủ động cải tổ thước đo năm kinh nghiệm. Bằng một thước đo mới có tính chính xác cao hơn. Nhưng rất nhiều doanh nghiệp tự đưa ra các thước đo mới để tính lương. Như khoán theo hiệu quả công việc, như KPI…. mà phớt lờ năm kinh nghiệm. Bởi vì năm kinh nghiệm nhiều không đồng nghĩa với năng suất và hiểu quả công việc tốt hơn.

2.1 Vậy kinh nghiệm không được tính bằng năm thì nên được tính như thế nào?

Một số tổ chức tiên phong là lĩnh vực tài chính hiện nay áp dụng phương thức mới. Họ sử dụng thang cấp độ tư duy Bloom. Công cụ này lần đầu tiên được sử dụng để đánh giá quá trình học tập. Bản chất kinh nghiệm cũng là quá trình học tập hoàn thiện kỹ năng trong thời gian thực hiện đi thực hiện lại công việc.

Thang cấp độ tư duy Bloom được chia làm 6 cấp độ từ đơn giản đến phức tạp. Tức là càng lên cấp độ cao bạn càng phải nỗ lực và cần thời gian để học tập và hoàn thiện mới đạt được.

6 cap do tu duy bloom

2.2 Cấp độ kinh nghiệm làm việc qua 6 cấp độ của thang đo Bloom:

Cấp độ – Tên

Diễn giải

Cập độ 1 – Biết việc

Từng làm qua nhớ lại và có thể mô tả sơ bộ công việc đã làm. Có thể làm tốt một công đoạn nào đó trong chuỗi công việc.

Cập độ 2 – Hiểu việc

Nắm được ý nghĩa từng công đoạn công việc. Có thể diễn giải mô tả một cách chi tiết và vận hành thành thạo.

Cập độ 3 – Vận dụng

Sử dụng kiến thức kinh nghiệm công việc có được để hoàn thành một tình huống công việc mới , một dự án mới hay tạo ra một sản phẩm dịch vụ mới. Hoặc áp dụng công việc trong một môi trường mới nào đó được giao.

Cập độ 4 – Phân tích

Chia công việc thành các công đoạn nhỏ và liên hệ với tổng thể. Biết được công đoạn nào trước công đoạn nào sau. Kết nối được tổng quan công việc là hợp tác với các bộ phận liên quan để hoàn thành. Phân tích được nguyên nhân và kết quả công việc.

Cập độ 5 – Đánh giá

Người làm việc có khả năng đánh giá, ra quyết định tối ưu. Để đạt được mục tiêu công việc yêu cầu, với những nguồn lực có sẵn.

Cập độ 6 – Sáng tạo

Sáng tạo ra công nghệ mới hoặc quy trình mới giúp cải tiến hiệu quả cũng như chất lượng sản phẩm dịch vụ.

leslie o wilson 2001 blooms

3. Cấp độ kinh nghiệm đang ngày càng được áp dụng phổ biến

Ngày nay năm kinh nghiệp không hoàn toàn phản ánh đúng năng lực cũng như hiệu quả công việc mà người đó mạng lại. Cho nên các bạn cần chú ý khi mô tả kinh nghiệm của mình cần thể hiện rõ mình đang ở cấp độ nào chứ không nên chú trọng mình đã làm công việc đó bao lâu rồi. Đối với những bạn năm kinh nghiệm có thể chưa nhiều (1-2 năm) nhưng cấp độ kinh nghiệm cao vẫn có thể apply vào những vị trí có mức lương cao mà nhiều người 5-7 năm kinh nghiệm không bao giờ dám mơ tới.

Những người làm kinh nghiệm lâu năm cũng cần tránh ảo tưởng giá trị bản thân với lối tư duy già thành lão làng để rồi đòi hỏi một mức lương cao hơn hẳn thế hệ trẻ mà quên mất rằng cấp độ kinh nghiêm của mình chỉ mới ở mức rất thấp hơn nữa năng lực hay cấp độ kinh nghiệm nó sẽ thể hiện rõ ràng qua khả năng triển khai và năng suất làm việc.

Trên hệ thống The Ant Work chúng tôi để vào mục kinh nghiệm làm việc là theo cấp độ kinh nghiệm chứ không theo năm kinh nghiệm như truyền thống, để cho nhà tuyển dụng và người lao động có cái nhìn chung hướng và dễ dàng hiểu nhau hơn.

Tải app The Ant Work để ứng tuyển ngay hoặc xem các tin tuyển dụng lân cận. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp gần nhà ngay trên thiết bị di động của mình.

TẢI NGAY

Bình luận