Bạn là một thực tập sinh, bạn là một sinh viên mới ra trường và chập chững đi thử việc, bạn đi làm nhiều năm rồi nhưng bây giờ bạn mới chuyển chỗ làm. Hay những chuyện đời thường hàng ngày như bạn mới tham gia một công đồng mới nào đó, bạn mới về nhà chồng hay nhà vợ… Nó đặt bạn vào một thử thách đó là phải thích nghi và hòa nhập với môi trường mới. Nếu bạn hòa nhập kém thì bạn sẽ gặp khá nhiều trắc trở trong công đồng mời này.

Ở đây chúng tôi chỉ phân tích trên góc độ doanh nghiệp. Công việc nào cũng cần quá trình tương tác của nhiều cá nhân và nhiều bộ phận, phòng ban trong công ty, và một yếu tốt then chốt với người mới lúc này là họ cần hòa nhập với văn hòa doanh nghiệp mới. Nếu bạn hòa nhập với văn hòa doanh nghiệp mới tốt bạn sẽ thấy công việc khá nhẹ nhàng: đồng nghiệp thân thiên, dễ gần, công việc trôi chảy hơn…

Ngược lại nếu quá trình hòa nhập văn hóa doanh nghiệp kém: bạn luôn cảm thấy căng thẳng, đồng nghiệp khó gần, thậm chí quan hệ cá nhân trở nên căng thằng ngột ngạt. Nó giải thích vì sao nhiều người có năng lực thực sự, có thể rất thành công ở một công ty cùng ngành nhưng lại thất bại ngay sau khi chuyển sang một công ty tương tự.

1. Vậy Văn hóa doanh nghiệp là gì mà có vai trò quan trọng như vậy?

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa xoay quanh về khái niệm văn hóa doanh nghiệp, chúng ta cùng tham khảo một định nghĩa phổ biến sau:

Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, niềm tin, hình thức mà mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận và suy nghĩ, nói, hành động như một thói quen, giống như đời sống tinh thần và tính cách của một con người, và là phần quyết định đến sự thành bại về lâu dài của doanh nghiệp.

Những thành phần của văn hóa doanh nghiệp gồm 3 phần chính : tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi. Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua 2 yếu tố

– Hữu hình: Đồng phục, khẩu hiệu, nghi thức, quy định, nhạc phim công ty, tập san nội bộ, các hoạt động,…

– Vô hình: Thái độ, phong cách, thói quen, nếp nghĩ của những con người trong tổ chức.

2. Kết quả khả năng hòa nhập văn hóa doanh nghiệp giải thích thành bại của khá nhiều nhân tài.

2.1 Thông thường một người khi gia nhập vào một cộng đồng mới họ có những hướng hành xử sau:

– Áp đặt cách nghĩ cách hành xử cũ theo thói quen của mình lên cộng đồng mới. Có những việc sẽ phù hợp còn có những thứ thì không. Chính những việc không phù hợp và có độ vênh này làm cho công đồng mới không đồng tình ủng hộ thậm chí không chấp nhận. Rất nhiêu người là ngôi sao tại công ty cũ với những thành tích vang dội. Nhưng khi qua công ty mới họ liên tiếp vấp phải thất bại, do ở công ty cũ mọi người đều tôn trọng và sẵn sàng chung sức vì công việc chung, tất cả những gì anh ta đề xuất đều được cấp trên, đồng nghiệp đón nhận và hỗ trợ.

Sang môi trường mới vẫn lối hành xử đó nhưng do chưa gia nhập văn hóa mới, các đồng nghiệp thờ ơ, cấp dưới, cấp trên đều không ủng hộ hoặc bỏ mặc, thậm chí có người còn ra mặt chỉ trích chống đối vì cho rằng anh ta mắc bệnh ngôi sao. Mọi việc dần bế tắc và thất bại liên tiếp đến lúc anh ta đành phải xin nghỉ và tìm một cơ hội mới, mà không hiểu tại sao lại như vậy.

– Hòa tan vào cộng đồng mới, một cách thụ động bắt chước rập khuôn. Họ chấp nhận đánh mất chính mình và theo đuôi người khác. Với cách hành xử này họ không bị cộng đồng mới chống đối và gây áp lực. Nhưng họ sẽ chẳng bao giờ được mọi người tôn trọng. Họ mờ nhạt giữa đám đông mới.

– Hòa nhập những văn hòa tốt và giữ lại những bản sắc cá nhân:

2.2 Bài học về hòa nhập văn hóa doanh nghiệp khi mới gia nhập

Tôi còn nhớ như in bài học mà thầy giáo dạy cho chúng tôi trong thời gian học quản trị kinh doanh tại ĐH Kinh tế quốc dân:

“Một người được công ty tuyển về để vực dậy công ty đang trên đà khủng hoảng, thật trớ trêu về nhận việc anh ta đóng cửa phòng và ngồi lì một tuần trong đó mà gần như không làm gì cả, kế tiếp anh ta bắt đầu giao tiếp xã giao với mọi người mang tính cá nhân, mà vẫn chưa thấy một biểu hiện gì đúng chức danh anh ta được giao phó, rồi tuần thứ 3, thứ 4… mọi người quen dần với vị giám đốc mới này. Dần già ai cũng nghĩ lại một gã hề được tuyển về bù nhìn cho đẹp công ty, chắc cũng sớm cuốn gói ra đi như những tay trước đây mà thôi.

Tuy nhiên về cá nhân họ thấy vị giám đốc mới cũng là người dễ gần và gần và vui vẻ. Thay vì thái độ đề phòng và chờ tín hiệu tứ sếp mới, họ dần vui vẻ thể hiện đúng bản tính cá nhân và cách làm việc mà không cần che đậy gì nữa. Sau 3 tháng, vị giám đốc mới triệu tập một cuộc họp công ty với bản kế hoạch cải tổ chi tiết hợp lý đến mức mà hầu hết mọi người đều phải đón nhận và thực thi”

3. Tạm kết

Vậy quá trình hòa nhập văn hòa doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng, nếu bạn hòa nhập tốt bạn sẽ được ủng hộ trong công việc. Nếu bạn hòa nhập không tốt bạn sẽ bị cấp dưới, đồng nghiệp cấp trên thờ ơ, thậm chí phản đối ra mặt làm cho công việc càng ngày càng bế tắc. Ngoài rèn luyện khả năng hòa nhập và giao tiếp, hướng ngoại nhiều hơn, tôi khuyên bạn khi lựa chọn công việc nên lựa chọn công ty có văn hóa doanh nghiệp phù hợp với văn hóa cá nhân của bạn, hoặc những công ty môi trường có văn hóa doanh nghiệp tốt nó sẽ giúp công việc của bạn trở nên dễ dàng và thành công hơn.

Tải app The Ant Work để ứng tuyển ngay hoặc xem các tin tuyển dụng lân cận. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp gần nhà ngay trên thiết bị di động của mình.

TẢI NGAY

Bình luận