Trước một vấn đề con người thường phân ra 3 nhóm tư duy điển hình là Cực đoan, thực tế, và lý tưởng hóa. Với các cung độ cảm xúc đi kèm Tiêu cực – thực tế – Lạc quan. Hay tôi thường hay gọi là tư duy ở âm vô cực, tư duy chiến lược và tư duy ở dương vô cực.

Trong lịch sử phát triển của tư duy, khi con người phát hiện ra một vấn đề thường có xu hướng bồi đắp hệ thống hóa lý tưởng hóa kiến thức và đưa đến thành những đúc kết cao siêu nhất. Cộng với do ảnh hưởng của tầng lớp lãnh đạo lúc đó, các lý luận triết chủ yếu phục vụ cho giới cầm quyền hoặc giới tinh hoa của xã hội mà ngày càng có ít giá trị với tầng lớp bình dân tuy tầng lớp này chiếm đa số.

Chưa bao giờ 2 thế hệ gần nhau lại xung đột về lối tư duy mạnh như thế hệ Z và thế hệ Y

Theo đánh giá của các chuyên gia:

– Thế hệ Z là thế hệ có giáo dục, cư xử tốt như Thế hệ Xennials nhưng ở một level cao hơn, tuy khả năng chịu đựng áp lực kém hơn Thế hệ Xennials. Thế hệ Z sống thực tế hơn và họ xem những người tư duy ở dương vô cực là ảo tưởng và thiếu chín chắn.

– Trong khi thế hệ Y thiếu kiên nhẫn, vì muốn kết quả nhanh chóng nên hay chọn hướng tiếp cận được ăn cả ngã về không. So với các thế hệ, họ cũng còn non nớt, bốc đồng hay đòi hỏi và sức chịu đựng khó khăn kém. Họ xem các thế hệ khác là bi quan và không dám mạo hiểm.

Thực tế đặt ra là nhiều lý luận rất hay nhưng phần đa mọi người khó thực hiện hay đạt được?

Ở Trung Quốc trong giai đoạn “Bách gia chư tử – xuất phát từ khoảng thế kỷ 6 trước CN đến năm 221 trước CN. Đây là thời kỳ hoàng kim của triết học Trung Quốc vì rất nhiều hệ thống triết lý và tư tưởng được phát triển và bàn luận một cách tự do”. Hiện tượng này được gọi là trăm nhà tranh tiếng. Đã để lại nhiều giá trị cho các thế hệ sau, nhiều lý luận vẫn còn nguyên vẹn giá trị cho đến tận ngày nay.

Trong đó tư tưởng của Lão Tử – “Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo đạo, đạo thuận theo tự nhiên”. Cũng là một tư tưởng hướng con người sống theo thực tế thuận theo tự nhiên và điều kiện hiện tại nhiều nhất. Nhưng cũng dần bị phai nhòa sau khi nhà Tần thống nhất Trung Hoa, các trường phái lý luật triết học phục vụ cho giới cầm quyền ngày càng được phát triển.

Ở Phương tây trường phái triết học Stoicism – chủ nghĩa khắc kỷ – cũng là dòng tư tưởng triết học hướng con người ta tạp trung vào thực tế bản thân để hòa nhập với xã hội, tức là đây là dòng triết học không chỉ phục vụ cho giớ tinh hoa giới cầm quyền mà còn phục vụ cho tất cả các tầng lớp khác trong xã hội. Tuy nhiên theo dòng chảy lịch sử, chủ nghĩa khắc kỷ từng bị quên lãng và mãi đến những năm gần đây mới được nghiên cứu lại và áp dụng vào xã hội hiện đại phương tây vì những giá trị tuyệt vời phục vụ cho mọi tầng lớp xã hội của nó.

Các trường phái tư duy theo thực tế và sống thuận tự nhiên nó khác xa với các trường phái triết học giáo điều đưa ra các tiêu chuẩn lý luận cao siêu cứng nhắc chỉ phụ hợp với phần nhỏ giới tinh hoa trong xã hội còn phần đa còn lại chỉ hướng tới như một mong ước trong tương lai có thể sẽ không bao giờ đạt được.

Một nhóm nhỏ với góc nhìn xã hội hay một vấn đề đầy bi quan dễ bị rơi vào trường phái tư duy cực đoan bất mãn, hay chuyển dịch sang tín ngưỡng tà đạo, ma giáo.

Tư duy tĩnh và tư duy động.

Một cây cổ thụ hôm nay cũng chỉ bắt đầu từ một cây mầm yêu ớt trong quá khứ! Trong thời khắc hiện tại một cây mầm yếu ớt đem so sánh với cây cổ thụ nó sẽ bị choáng ngợp thậm chí bi quan. Nhưng chỉ cần so sánh với chính nó ngày hôm qua và theo thời gian một ngày nào đó nó cũng là cây cổ thụ.

Người tư duy tĩnh, khi gặp một vấn đề nào đó thường là họ hay rơi vào tư duy tuyệt đối hóa vấn đề tức là ở âm vô cực hay dương vô cực của vấn đề. Vì dụ với một việc họ cố gắng đạt 10 điểm là xuất sắc nhất thời điểm đó và với thành quả đó họ sẽ dễ tự mãn không cần phải thay đổi gì nữa. Nhưng một người năng lực lúc đó yêu hơn nhưng với tư duy động sẽ hiểu rằng mình chỉ có thể làm được ở mức 6 điểm thôi và tạm thời xã hội vẫn chấp nhận mức đó. Rồi nỗ lực nâng cấp lên 7 điểm, 8 điểm….. 10 điểm, 11 điểm…. n điểm. Và với tư duy động họ không bị bó ở một hình mẫu hay một lý luận giáo điều nào cả mà luôn nỗ lực theo thực tế bản thân để đưa ra một kết quả tốt nhất và nâng cấp liên tục. Tuy duy động là cách để phát triển bản thân căn cứ vào thức tế của mỗi cá thể, cũng như là cách thức hiệu quả để thúc đẩy xã hội.

Con người luôn bị lôi cuốn bởi những thứ tốt đẹp và to lớn nhất, từ lý luận đến thành quả hiện vật.

Khi bạn hỏi họ về một thứ, lập tức họ nói về thứ tốt nhất. Khi bạn hỏi về một việc họ lập tức nói về thành quả tốt nhất mà bỏ qua quá trình theo thời gian.

Một bạn kế toàn mới ra trường đi tìm việc làm và họ nghe toàn những câu chuyện kế toán lương 1000 USD. Đây là mức thu nhập của chỉ 20% những kế toán top đầu đạt được và thậm chí có người còn cao hơn, Nhưng 80% còn lại họ đang ở dưới mức đó, có người đang xuất phát từ mức lương thấp nhất, nỗ lực hàng ngày để nâng cao năng lực và có một mức thu nhập ngày một cải thiện hơn. Họ hiểu một ngày nào đó họ sẽ chuyển dịch lên nhóm 20% phía trên. Chính việc đưa kết quả của một quá trình lâu dài ra khoe mẽ vô tình tạo áp lực và hoang mang cho người trẻ mới gia nhập và có năng lực chưa cao. Thay vi xuất phát từ mức thấp nhất, nhiều người lại bị áp lực và muốn đi ngay vào từ mức cao nhất. Lúc đó bản thân không đủ năng lực, và xã hội cũng không chấp nhận họ ở vị thế top trên, và họ vỡ mộng với do nhiễm lỗi tư duy tĩnh ở cực đại.

Khi môt nhóm bạn trẻ bàn về khởi nghiệp, thay vi mổ xẻ thực tại của chính họ, họ lấy hình mẫu là những công ty top đầu cùng ngành nghề và bàn luận mỏ xẻ học hỏi về nó! Để có được vị thế nằm trong nhóm top đầu các công ty đó đã nỗ lực trong một thười gian dài và với nguồn lực của nhóm nhỏ không hiểu họ học hỏi được gì từ đó? Những thứ họ học được dường như quá sức quá tầm tay mà họ có thể thực hiện được. Những bạn trẻ này với tư duy ở dương vô cực, họ không phân biết được giấc mơ và thực tại. Do đó sau một thời gian làm họ đều thất bại!

Với một người hay một tổ chức đủ năng lực thực tế của họ có thể đạt đến hoặc tiệm cận với cực đại của vấn đề. Chứ họ không tư duy ở tuyệt đối!

Bản chất họ vẫn tư duy từ thực tế và tiến hành thực thi, nhưng họ đủ năng lực để đạt đến nhưng kết quả mĩ mãn nhất.

Chập nhận một thực tế là các cá nhân, tổ chức khác nhau là khác nhau.

Thế giới này mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Và thật nực cười khi đưa ra một hình mẫu một lý luận cứng nhắc mà có thể áp dụng cho tất cả. Chúng ta cần tỉnh táo thừa nhận rằng mọi người là khác nhau và có điểm xuất phát khác nhau. Chúng ta cần quan tâm đến điểm xuất phát của mình thay vì bắt chức một hình mẫu không phù hợp.

Tư duy thực tế thực chất là tư duy chiến lược

Muốn thành công công bạn cần phải có tư duy chiến lược chứ không phải là một tư duy đầy lạc quan đến không tưởng. Người lạc quan họ ở trên cao luôn chê người thực tế là bi quan, cho nên không phải khi nào được đánh giá lạc quan cũng là thành công. Và khi nhìn thấy thực tế họ còn lạc quan nữa hay không? Người thực tế luôn nhìn rõ thực tế, chấp nhận thực tế và tìm chiến lược để đi tới thành công nhất có thể trong bối cảnh đó.

Tải app The Ant Work để ứng tuyển ngay hoặc xem các tin tuyển dụng lân cận. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp gần nhà ngay trên thiết bị di động của mình.

TẢI NGAY

Bình luận