Em về làm việc cho công ty đã bước sang tháng thứ 2 rồi, nhưng công việc chính vẫn là bưng trà rót nước cho sếp và các anh chị đồng nghiệp! Em rất chán và muốn nghỉ việc?

Văn hóa “rót nước bưng trà” rất phổ biến ở các công ty cơ quan nhà nước. Thậm chí còn lan ra và khá phổ biến ở các công ty tư nhân ở miền bắc nước ta”.

1. Tại sao lại có hiện tượng “rót nước bưng trà” – “phận điếu đóm”?

Trong xã hội xưa, thầy giáo được coi là biểu tượng thiêng liêng cho sự học, là “khuôn vàng thước ngọc” của đạo đức. Thầy là nhân cách để học trò học và noi theo mà trở thành người có đức, có nhân, có tài để đứng ra giúp nước. Trong ba vị trí đặc biệt quan trọng của xã hội xưa “Quân – Sư – Phụ” thì người thầy chỉ đứng sau vua. Người thầy được xã hội, nhân dân đặc biệt coi trọng và tôn vinh. Là người mà nhân dân gửi gắm niềm tin để giúp con em họ học hành mà thành tài. Có nhiều câu tục ngữ, ca dao xưa mang ý nghĩa răn dạy con người về vai trò của người thầy: “Không thầy đố mày làm nên”, “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy”, “Trọng thầy mới được làm thầy”…

Trên trường lớp thì thầy là người đứng trên bục giảng. Còn trong công việc thì thầy là sếp là các anh chị đồng nghiệp đi trước. Việc cầu thị học hỏi bằng cách xây dựng mối quan hệ cá nhân chuẩn mức, là một cách tiếp cận khá cổ điển và hiệu quả tốt nếu thật tâm.

Từ ngàn xưa, văn hóa Á Đông nặng tính chất phong kiến tập quyền. Các quan lại cấp trên thường có ảnh hưởng rất lớn đến số phận của người cấp dưới. Rất nhiều người dựa vào ý nghĩa tốt đẹp của từ trọng thầy, thành trò xu nịnh hợm hĩnh để tiến thân. Còn giới quan lại coi hành động “bưng trà rót nước” của cấp dưới như một biểu tượng để thể hiện quyền uy.

1.1 – “Bưng trà rót nước” – “phận điếu đóm” đề thử thách thái độ một con người.

Việc cho cấp dưới “bưng trà rót nước” – “phận điếu đóm” mục đích để đánh giá xem nhân viên. Như một bài test xem nhân viên có thực sự muốn làm việc và phục tùng cấp trên hay không? Nếu họ không có ý muốn làm việc thật tâm và tính kỷ luật phục tùng thấp, sẽ thể hiện rất rõ qua kết quả công việc này như: vui vẻ thật lòng, đối phó và giả vờ vui vẻ, đối phó ra mặt, và làm điều khuất tất. Trong công việc thực tế nhân viên sẽ được giao cho rất nhiều việc khó và không đúng ý thích. Cách làm việc lúc đó sẽ giống như cách họ “bưng trà rót nước” hay làm phận “phận điếu đóm” vậy.

1.2 – “Pha trà rót nước” – “làm điếu đóm” thử thách phân xử lợi ích của một con người.

Trà nước, đồ ăn…. nó như biểu tượng lợi ích trong công việc. Có người đứng trước lợi ích sẽ lộ bộc lộ hết bản chất của mình. Họ sẵn sàng cho đi vui vẻ với mọi người hay chỉ bo bo dữ lấy, thậm chí trục lợi cá nhân ngay qua cách chia bánh chia trà… Người phóng khoáng mới có thể tiến xa trên con đường sự nghiệp được.

1.3 – “Bưng trà rót nước” – “phận điếu đóm” để thử thách tâm địa của một người.

Trà nước đồ ăn đồ uống là thứ rất nhạy cảm. Các bậc quân vương xưa rất cẩn trọng trong việc ăn uống. Việc giao cho người khác lo đồ ăn uống cho mình là phải rất tin tưởng, vì rất khó để kiểm soát họ có cho thêm gì vào đồ ăn uống hay không. Có nghĩa là sếp hay đồng nghiệp giao cho bạn lo việc ăn uống là họ rất tin tưởng bạn. Nhưng nhiều người lại coi công việc này là thấp hèn. Từ đó mang tâm thù oán mà cố tình làm dơ bẩn và dâng cho người khác ăn uống. Tâm địa họ thể hiện rất rõ qua cách hành động.

Chính những lý do trên mà văn hóa công sở “bưng trà rót nước” – “phận điếu đóm” vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Nhiều người hiểu sai đi việc “bưng trà rót nước” – “phận điếu đóm” và coi đó như một gánh nặng và khó chịu. Mà không hiểu rằng những lúc này bạn pha trà thì một ngày nào đó sẽ đến lượt đồng nghiệp khác và thậm chí là sếp pha cho mọi người. Bạn không nên tự coi việc đó là của mình bạn, hoặc để cho một ai đó có quyền áp đặt bạn làm việc đó mãi mãi.

2. “pha trà rót nước” – “làm điếu đóm” nhiều khi bị lạm dụng thành trò thể hiện quyền uy, ma cũ bặt nạt ma mới.

Mặt xấu của văn hóa này là nhiều người lợi dụng để thể hiện quyền uy, hay bày trò ma cũ bắt nạt ma mới làm xấu đi môi trường công sở.

Ngày nay con người bình đẳng hơn và văn hóa công sở có nhiều cách thể hiện văn minh và tế nhị hơn. Hơn nữa ngày nay giáo dục rất dễ tiếp cận. Có những người có thể đã có những kỹ năng rất đáng kể và hội nhập công việc rất nhanh. Cái họ cần một môi trường làm việc tôn trọng và thân thiện chứ không cần học hỏi quá nhiều từ đồng nghiệp hay sếp. Chính vì vậy việc coi họ như tay mơ học việc sẽ làm họ chán nản và muốn rời đi.

3. Thay vì thử thách chuyện cá nhân, các nhà quản trị nên thử thách luôn trong công việc.

Rất nhiều nhà quản trị nhân sự vẫn khá cẩn thận, họ thử thách qua việc “bưng trà rót nước” – “phận điếu đóm”. Trước khi đẩy ngay nhân viên mới vào thử thách trong công việc. Do lo sợ hậu quả nhân viên mới đó gây ra trong công việc sẽ khó xử lý hơn nhiều so với “bưng trà rót nước” – “phận điếu đóm”. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, quá trình phỏng vấn tuyển chọn nên sát sao và mang tính thử thách nhiều hơn. Còn khi nhận người rồi thì nên cho họ làm việc ngay để tạo ra giá trị. Người lao động ngày nay được đạo tạo nhiều mặt hơn và lỗi của nhà tuyển dụng là chưa tuyển dụng đúng người chứ không nên thử thách thái quá.

Tải app The Ant Work để ứng tuyển ngay hoặc xem các tin tuyển dụng lân cận. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp gần nhà ngay trên thiết bị di động của mình.

TẢI NGAY

Bình luận