Những người hay nói đạo lý nhưng sống không ra gì là một biểu hiện điển hình của hành xử theo tiêu chuẩn kép.

Cùng một việc nhưng, người này làm thì bị xem là không phù hợp, bị trừng phạt còn người kia làm thì lại là không, thậm chí được xem như là mặc nhiên. Xã hội hiện đại chỉ hiện tượng này bằng từ “tiêu chuẩn kép” (double standard), và ngày nay tuy xã hội đang phát triển không ngừng nhưng thái độ sống… kép ấy đang diễn ra hàng ngày và trở thành hành xử phổ biến trên toàn thế giới.

1. Vậy thế nào là tiêu chuẩn kép?

Vì thế câu nói “Đời thật không công bằng” cũng có thể viện dẫn để miêu tả tiêu chuẩn kép, nó được xem như một loại thành kiến và không công bằng về mặt đạo đức nếu nói theo nguyên tắc rằng tất cả đều bình đẳng và tự do.

Định nghĩa tiêu chuẩn kép là gì?

Là cùng một sự việc, hành động, người này làm thì nói là đúng, người kia làm thì bảo là sai. Nói một cách sòng phẳng, đây là cách gọi lịch sự để chỉ tính hai mặt, tính cơ hội thực dụng, mập mờ, vô nguyên tắc của một hành động nào đó.

Thậm chí trên Wikipedia người ta nhấn mạnh hơn: “(double standard) là cách gọi việc nhìn nhận theo hai cách khác nhau cho cùng một sự việc của một người, một nhóm hay một cộng đồng.

Con người thường hành xử bất công

Một tiêu chuẩn kép có thể dễ dàng phân biệt với hình thức thể hiện, như việc một số việc được xem là hoàn hảo và tuyệt vời nếu do một nhóm người làm nhưng cũng chính việc đó lại là thứ không thể chấp nhận và cấm kị nếu do nhóm người khác làm. Nó vi phạm tất cả các nguyên tắc về sự công bằng khi những người khác nhau lại có mức độ trách nhiệm khác nhau khi làm cùng một việc.’’

Tiêu chuẩn kép được xem như một sự phi lý bởi chúng vi phạm một cách mạnh mẽ châm ngôn cơ bản của luật học hiện đại: tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Nó vi phạm tất cả các nguyên tắc của công lý thường được gọi là sự công bằng vốn cố gắng đặt một tiêu chuẩn chung cho tất cả mọi thứ không thiên vị dù là theo tầng lớp, địa vị xã hội, giới tính, tôn giáo, chính trị, tuổi tác…”.

2. Tính hai mặt của double standard trong đời sống và công sở.

Chúng ta có thể bắt gặp một số tình huống tiêu chuẩn kép trong cuộc sống hàng ngày:

tiêu chuẩn kép là gì

 

Bạn gặp ‘tiêu chuẩn kép’ bất cứ đâu, ví như một lời khen với phụ nữ có thể được hiểu theo hai cách: sự tán tỉnh vô hại hoặc hành vi quấy rối.

tiêu chuẩn kép là gì

 

Các bậc phụ huynh thường mắng con cái suốt ngày “cắm mặt” vào điện thoại, mà không chú ý đến hành vi của mình, ví dụ như nghiện tivi, nghiện rượu, nghiện mua sắm…

Và còn rất rất nhiều tình huống tiêu chuẩn kép vẫn xảy ra ở nhiều nơi mà bạn có thể bắt gặp hàng ngày.

3. Tại sao trong xã hội hiện đại ngày nay double standard vẫn phổ biến xảy ra?

– Càng hành xử theo cảm xúc càng dễ xảy ra tiểu chuẩn kép.

Cảm xúc là một trạng thái không ổn định và nhiều cung bậc vì vậy người nào càng hành xử theo cảm xúc, hay lấy cảm xúc của mình để phán xét người khác thì càng dễ bộc lộ (double standard).

– Giáo dục sai cách làm phát triển lối tư duy tiêu chuẩn kép.

Trong xã hội hiện đại ngày ngay, các gia đình thường sinh ít con do đó việc chăm sóc con cái được tập trung hơn. Tuy nhiên việc chăm sóc và chiều chuộng con cái sai cách dẫn đến trẻ nhìn nhận sai nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Việc trao cho trẻ nhiều vật chất và tình cảm mà trẻ không cần nỗ lực gì dẫn đến trẻ ảo tưởng về giá trị bản thân và cho rằng mình có quyền hơn người khác. Những đứa trẻ này lớn lên chỉ biết đòi hỏi ở người khác và tự cho mình có quền làm điều này điều kia mà không phải chịu trách nhiệm gì.

– Quyền lực không được kiểm soát làm gia tăng hành xử tiêu chuẩn kép.

Việc trao cho ai đó hoặc nhóm người nào đó có quyền lực tuyệt đối và không thể kiểm soát dẫn đến họ dễ sa vào hành xử kiểu tiêu chuẩn kép. Họ thẳng tay trừng phạt lỗi người khác nhưng chính bản thân lại làm những việc đó như một cách để phô trương quyền lực cá nhân, mà không ai dám lên tiếng chỉ trích vì sợ bị trừng phạt. Trong đời sống công sở cũng vậy, nhiều người tự cho mình là sếp nên có quyền này quyền nọ, trong khi nếu nhân viên vi phạm họ kỷ luật khá nặng nề.

4. Tác hại của tiêu chuẩn kép trong đời sống công sở

– Dùng để đánh giá phán xét người khác: ví dụ 2 đồng nghiệp cùng làm một việc nhưng vì đồng nghiệp A được bạn yêu mến hơn nên bạn bỏ qua, còn đồng nghiệp B bạn ghét hơn nên bạn cố tình quy trách nhiệm nặng nề hơn cho B. Cùng một lối hành xử nhưng vì C là sếp nên bạn tán dương, còn D không phải là sếp nên bạn chì chiết và phản đối.

– Dùng tiêu chuẩn kép để đòi hỏi quyền lợi bản thân. Khi bạn phạm lỗi thì bạn muốn mọi người phớt lờ và tha thứ ngay. Nhưng khi đồng nghiệp phạm lỗi thì bạn công kích không nguôi và muốn công ty xử nghiêm.

Tóm lại, bản chất của tiêu chuẩn kép là lối tư duy thiếu logic mà chỉ dựa vào cảm xúc, hoặc tư duy hướng ra bên ngoài mà không bao giờ chịu soi xét lại bản thân. Những người tư duy theo tiêu chuẩn kép thường hành xử thiếu công tâm và khoa học dẫn đến khó được lòng nhiều đồng nghiệp và cấp trên. Họ không được đánh giá cao năng lực do đó họ có rất ít khả năng thăng tiến.

Nếu đang là sếp mà hành xử theo tiêu chuẩn kép dễ làm đội ngũ bất mãn, tan rã các nhân tài có nguy cơ rời đi, hoặc hoạt động kém hiệu quả. Mọi người dần thiên về bảo vệ lợi ích cá nhân hơn là phát triển lợi ích chung của tổ chức, của công ty.

 

Tải app The Ant Work để ứng tuyển ngay hoặc xem các tin tuyển dụng lân cận. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp gần nhà ngay trên thiết bị di động của mình.

TẢI NGAY

Bình luận