Rất nhiều bạn than vãn “Tôi đi sớm về muộn, tôi bận rộn đến mức: quên ăn, quên ngủ, quên cả gia đình, không có thời gian gặp mặt bạn bè…. Làm việc 12 tiếng/ngày cho công ty mà sếp vẫn không hài lòng? Còn hắn ta thì thấy rất nhởn nhơ, nhưng sếp chẳng bao giờ nhắc nhở gì? Phải chăng sếp tôi thiên vị? Vậy nên, tại sao tôi lại phải làm việc chăm chỉ? Tôi không làm nữa!”

Ở đây là 2 nhân viên cùng vị trí cùng tính chất công việc, một người khá chăm chỉ về mặt thời gian đi sớm về muộn, người còn lại chỉ đúng giờ và làm việc khá đủng đỉnh. Nhưng kỳ lạ là sếp lại ưu ái người đúng giờ hơn. Để hiểu được, đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về năng suất lao động:

1. Năng suất lao động = Khối lượng công việc đạt được/thời gian

Ví dụ: bạn gõ được 5 trang A4 trọng 1h, trong khi bạn của bạn chỉ gõ được 3 trang cũng trong 1h. Bạn của bạn bê được 20 thùng hàng trong 1h, còn bạn cần tới 2h mới bê hết 20 thùng đó.

Với cùng một công việc năng suất lao động là giá trị định lượng cụ thể nhất về năng lực con người, hay năng lực của tổ chức. (tham khảo thêm bài viết khái niệm định tính về năng lực).

Chúng ta phải thừa nhận với nhau một điều. Là ở bất cứ môi trường nào, cá nhân hay tổ chức có năng lực hơn sẽ được tôn trọng và đánh giá cao hơn. Và nếu bạn không cải thiện được năng suất lao động. Chắc chắn cái nhìn về bạn của sếp cũng như các đồng nghiệp sẽ rất khó thay đổi. Và thông thường bạn xuất sắc sẽ được tôn trọng nhiều hơn, bạn kém cỏi có thể sẽ bị coi thường hơn.

Tất nhiên năng suất lao động chỉ là thước đo tiềm năng về hiệu quả công việc. Do phải làm việc trong một thời gian dài với năng suất ổn định mới tạo ra hiệu quả công việc đáng kể.

2. Hiệu quả công việc= năng suất lao động * thời gian.

2.1 Nhiều người lầm tưởng và họ đi sớm về trễ và nghĩ như vậy là mình đã cống hiến nhiều hơn

Thậm chí bỏ cả gia đình bạn bè hay những sở thích cá nhân để ngồi ở văn phòng. Hay suốt ngày lo nghĩ về công ty. Họ có thái độ làm việc tốt, tuy nhiên họ hiểu chưa đúng bản chất vấn đề. Thái độ chăm chỉ chỉ là hình thức bên ngoài. Trong khi công việc nó yêu cầu chất lượng bên trong. Tức là sếp bạn sẽ chỉ quan tâm là sau mỗi ngày làm việc bạn tạo ra được hiệu quả công việc là bao nhiêu. Còn bạn làm 1 giờ, 8 giờ, 10 giờ, hay 12 giờ… là việc của bạn.

Thậm chí là nếu cùng một khối lượng công việc. Bạn càng cần ít thời gian thì sếp càng coi trọng năng lực của bạn hơn. Ngược lại nếu bạn quá yếu kém và cần rất nhiều thời gian vẫn chưa hoàn thành thì thái độ của sếp có thể ngày càng xấu đi với bạn.

2.2 Hiệu quả công việc mới quan trọng, chứ không phải là thời gian bạn dành cho công ty

Trong mắt nhà quản trị họ chỉ quan tâm là cùng một ngày làm việc bạn tạo ra được giá trị gì. Tức là hiệu quả công việc của bạn là bao nhiêu? Việc hiệu quả công việc thấp, nhưng bạn lại kéo thời gian làm việc dài thêm (nghĩ như thế là cần cù bù thông minh). Nhưng điều đó càng chứng minh năng suất lao động của bạn không những không được cải thiện mà lại càng tệ đi.

Việc làm thêm giờ của bạn lúc này không những không có giá trị gì cho công ty mà còn làm tăng thêm chi phí của công ty. Các chi phí tăng lên như: tiền điện nước, dịch vụ đi kèm, hay chi phí công tác phí, làm thêm giờ… Hãy nhớ rằng bất cứ nhà quản trị nào cũng yêu thích những nhân viên cầu tiến và phát triển lên hàng ngày. Thể hiện qua năng suất lao động đươc cải thiện, và hiệu quả công việc ngày càng cao.

Chính vì vậy rất nhiều công việc được chuyển từ trả lương theo ngày công sang trả lương theo hiệu quả công việc (khoán sản phẩm, khoán khối lượng).

3. Vậy làm thế nào để nâng cao năng suất làm việc.

3.1 Quản lý lại thời gian

Trước tiên tập trung thời gian cho các việc quan trọng bạn dùng ma trận Eisenhower. Tức là bạn cần xác định rõ mục tiêu công việc hàng ngày của bạn là gì? Sau đó xem xét lại loại bỏ những việc không cần thiết có thể trước đây đã tiêu tốn quá nhiều thời gian của bạn. Tập trung làm những việc quan trọng và gấp gáp ngay, không trì hoãn và phân tâm cho những thứ vô bổ.

Tiếp theo để quản lý tốt thời gian dành cho từng công việc. Bạn cần hiểu về định luật parkinson để tránh lãng phí thời gian cho từng công việc cụ thể.

3.2 Không ngừng nâng cấp bản thân theo yêu cầu công việc.

Khi bạn làm việc sẽ thấy mình yếu chỗ nào mạnh chỗ nào? Lúc đó bạn chỉ cần tìm tòi học hỏi thêm để hoàn thiện những mặt còn yêu của bản thân. Nếu thực sự cầu tiến và học hỏi chỉ cần một thời gian ngắn mọi chuyện sẽ trở nên thật sự nhanh chóng và dễ dàng. Sếp và đồng nghiệp sẽ có thể bất ngờ vì những thay đổi tích cực bạn có được. Công việc phát triển và thu nhập cũng như mọi thứ trong cuộc sống ngày càng trở nên tuyệt vời hơn.

Thái độ yêu công việc sẵn sàng bỏ qua nhiều thứ để dành thời gian cho công việc là một thái độ tốt mà công ty nào cũng mong muốn ở nhân viên. Tuy nhiên để thái độ tốt được đánh giá đúng thì điều chúng ta cần đó là nâng cao hiệu quả công việc, tức là không ngừng trau dồi kiến thức kỹ năng để nâng cao hiệu quả làm việc.

Tải app The Ant Work để ứng tuyển ngay hoặc xem các tin tuyển dụng lân cận. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp gần nhà ngay trên thiết bị di động của mình.

TẢI NGAY

Bình luận