Nhà sử học Cyril Parkinson lần đầu tiên quan sát và thống kê xu hướng này khi làm việc với các nhân viên hành chính của Anh. Ông thấy rằng, khi bộ máy hành chính càng đông người, nó hoạt động càng kém hiệu quả.

Quan sát nhiều trường hợp khác, ông nhận thấy kích thước của một “bộ máy” nào đó tăng lên thì nó hoạt động càng kém hiệu quả. Một nhiệm vụ đơn giản được thực hiện trong khoảng thời gian dài cũng trở nên phức tạp và tiêu tốn hết khoảng thời gian đó. Khi thời gian phân bổ cho nhiệm vụ đó ngắn hơn, nó cũng được giải quyết đơn giản và dễ dàng hơn.

1. Định luật Parkinson là gì?

Công việc luôn tự mở rộng ra để chiếm đủ lượng thời gian được ấn định cho nó.

Định luật Parkinson lý giải vì sao khi càng có nhiều quỹ thời gian để hoàn thành một việc thì chúng ta càng có xu hướng trì hoãn hành động hơn. Cho đến gần deadline chúng ta mới gồng mình lên, cuống cuồng lên và dồn toàn bộ trí lực để cố gắng hoàn thành nhiệm vụ vào phút chót. Có nhiều trường hợp “kém may mắn” đã không hoàn thành kịp tiến độ.

2. Tại sao mọi người vẫn trì hoãn hành động dù biết trước deadline?

Nghiên cứu cho thấy, khi một người được giao một nhiệm vụ cần hoàn thành, họ thường sẽ chỉ quan tâm “tôi có bao nhiêu thời gian để hoàn thành nó?” mà ít quan tâm đến “tôi cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành nó?”. Cách tư duy này dẫn đến họ không quan tâm đến thực sự họ cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành công việc này so sánh ngay với deadline và bắt tay vào làm cho kịp tiến độ.

Họ bắt đầu sao nhãng, khất lần và lãng tránh công việc cho đến khi sắp hết thời gian, lâm vào đường cùng họ mới cuống cuồng lên chạy trong hoảng loạn. Cho nên ngày từ đầu, dù có cho họ thêm bao nhiêu thời gian để hoàn thành công việc đó, sự trì hoãn vẫn làm họ tiêu tốn phần lớn thời gian một cách vô ích.

3. Làm thế nào để thoát khỏi tính trì hoãn và hoàn thành công việc với hiệu cao nhất, trong thời gian ngắn nhất mà ít phải căng thẳng vì deadline.

Định luật Parkinson đã chỉ ra sai lầm cơ bản trong cách quản lý thời gian (Time Managament). Hiểu rõ bản chất vấn đề và thật sự kỷ luất với bản thân chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được tính trì hoãn này qua các cách sau:

– Đầu tiên – Chia nhỏ công việc để thoát khỏi sự lời biếng.

Việc chia nhỏ một việc lớn phức tạp ra thành các công việc nhỏ hơn dễ dàng hơn giúp bạn hiểu sâu công việc hơn và thấy rõ khối lượng công việc cụ thể hơn rõ ràng hơn. Về mặt tâm lý khi nhìn thấy một việc đơn giản và dễ dàng chúng ta thường ít e ngại khất lần và sẵn sàng thực hiện ngay công việc hơn.

 

Một cách thức phố biến mà nhiều người hay áp dụng là vẽ ra công việc dưới một biểu đồ mindmap và đính thêm thời gian cần thiết để hoàn thành từng công việc nhỏ. khi cộng tất cả lại bạn sẽ biết tổng thời gian cần thiết mà bạn có thể hoàn thành công việc được giao.

– Thứ 2 – bắt đầu từ việc nhỏ dễ dàng nhất.

Thường tâm lý trì hoãn sẽ phát sinh khi chúng ta không biết bắt đầu từ đâu. Việc bắt đầu từ việc dễ dàng nhất sẽ kích thích cảm giản chiến thắng và tạo động lực trong công việc. Càng gần deadline hầu như mọi người thường có xu hướng tập trong cao độ trong công việc hơn và lúc đó họ chỉ còn đối mặt với vài việc nhỏ khó nhắn nhất mà thôi. Có một số người lại thích bắt đầu với những việc khó đầu tiên, nếu làm được vậy chứng tỏ bạn có năng lượng cao độ chống được trì hoãn thực sự, bạn có tỉ lệ công việc hoàn thành trước thời hạn rất cao.

– Cuối cùng – tự đưa ra được chính xác thời gian cần thiết để hoàn thành từng công việc được giao mà không cần quan tâm đến deadline nữa.

Khi làm việc chủ động và thoát khỏi được ám ảnh của deadline, bạn làm việc rất chủ động và hoàn toàn trải nghiệm được hạnh phúc trong công việc. Bạn làm việc rất hạnh phúc hiệu quả mà không hề cảm thấy một áp lức nào từ deadline của cấp trên.

Tải app The Ant Work để ứng tuyển ngay hoặc xem các tin tuyển dụng lân cận. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp gần nhà ngay trên thiết bị di động của mình.

TẢI NGAY

Bình luận