Trước tiên chúng ta thấy cơ cấu tổ chức của tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, không phụ thuộc bất cử thể chế đất nước đều có mô hình kiểu kim tự tháp. Ở đây chúng ta chỉ phân tích trên góc độ doanh nghiệp.

1. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp phổ biến hiện nay.

Quản trị cấp cao gồm có: chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc…. có vai trò, xây dựng chiến lược, kế hoặc thực thi và chịu trách nhiệm chung về sự phát triển của tổ chức, công ty.

Quản trị cấp trung gồm có: quản đốc, trưởng phòng, cửa hàng trưởng…. có vai trò, áp dụng các chiến thuật để thực thi kế hoạch và mục tiêu của tổ chức.

Quản trị cấp cơ sở có: tổ trưởng, nhóm trưởng, trưởng ca….. có vai trò, hướng dẫn đốc thúc, giao việc, giám sát và hỗ trợ các nhân viên thừa hành mình trực tiếp quản lý.

Cuối cùng là nhóm các nhân viên thừa hành, có vai trò thực hiện các công việc chuyên môn được giao theo chức năng nhiệm vụ của từng cá nhân bộ phận.

2. Nhà quản trị khác với nhân viên thừa hành như thế nào?

Nhà quản trị là tên gọi chung để chỉ những người hoàn thành mục tiêu thông qua và bằng người khác, họ là những người thực hiện công việc quản trị. Quản trị viên thực hiện việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra việc phân bổ các nguồn lực con người, cơ sở vật chất, tài chính và thông tin để đạt được các mục tiêu của tổ chức.

Chức danh quản trị viên có thể khác nhau tùy thuộc vào phạm vi trách nhiệm, lĩnh vực phụ trách và tính chuyên môn hóa, họ có thể là tổng giám đốc điều hành, chủ tịch, trưởng phòng, quản trị sản phẩm, quản đốc phân xưởng, giám sát viên,…

Nhân viên thừa hành là những người trực tiếp thực hiện 1 công việc và không có trách nhiệm về hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra…

Theo Robert L. Katz, các nhóm kĩ năng cần có trong tương tác công việc của từng cá nhân trong tổ chức là phức tạp và đòi hỏi nhiều kĩ năng. Có nhiều quan điểm khác nhau về các kĩ năng này, nhưng nhìn chung thì để làm việc và tương tác tốt trong một bộ phận hoặc tổ chức có thể bao gồm 3 loại chủ yếu: kĩ năng nhận thức (conceptual skills), kĩ năng nhân sự (human skills) và kĩ năng chuyên môn (technical skills). Việc vận dụng các kĩ năng này thay đổi theo từng cấp bậc trong tổ chức. Mặc dầu mức độ cần thiết của mỗi kĩ năng là khác nhau ở từng cấp bậc, nhưng tất cả các cá nhân đều phải có chúng để thực thi công việc của mình một cách hiệu quả.

–    Kỹ năng kỹ thuật (technical skills): (kỹ năng chuyên môn-nhóm kỹ năng cứng) nắm bắt và thực hành được công việc chuyên môn liên quan đến phạm vi mà mình đang thực thi hoặc điều hành ( hiểu biết về qui trình, nguyên tắc, kỹ thuật thực hiện công việc ). Kỹ năng này giúp nhà quản trị thực hiện việc chỉ đạo, điều hành công việc, kiểm soát và đánh giá năng lực cấp dưới. Kỹ năng này phải trở thành một hoạt động thường xuyên liên tục, nhất quán của nhà quản trị. Ví dụ: thực thi các nghiệp vụ kế toán, thảo chương trình điện toán, soạn thảo hợp đồng pháp lý kinh tế, thiết kế máy móc…

Kĩ năng chuyên môn là khả năng am hiểu và thành thạo trong thực hiện các công việc cụ thể. Kĩ năng chuyên môn bao gồm sự tinh thông về các phương pháp, kĩ thuật và thiết bị liên quan đến các chức năng cụ thể như marketing, sản xuất hoặc tài chính. Kĩ năng chuyên môn cũng bao gồm những kiến thức chuyên môn, khả năng phân tích và sử dụng các công cụ và kĩ thuật để giải quyết vấn đề trong một lĩnh vực cụ thể.

–    Kỹ năng nhân sự (human skills): (thuộc nhóm kỹ năng mềm) là kỹ năng giao tiếp, xây dựng mỗi quan hệ, tạo động lực,… trong các quan hệ với người khác ( cùng làm việc, động viên điều khiển con người và tập thể trong nhà xưởng dù đó là thuộc cấp, ngang cấp hay cấp trên ) nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy sự hoàn thành công việc chung. Các kỹ năng nhân sự cần thiết cho nhà quản trị là biết cách thông đạt hữu hiệu, quan tâm tích cực đến người khác, xây dựng không khí hợp tác và động viên nhân viên dưới quyền.

Kỹ năng giao tiếp là khả năng của nhà quản trị làm việc với và thông qua người khác và khả năng làm việc một cách hiệu quả như là một thành viên nhóm. Kĩ năng này được minh họa theo cách thức mà nhà quản trị có quan hệ với người khác, bao gồm khả năng động viên, tạo thuận lợi, điều phối, lãnh đạo, truyền thông và giải quyết mâu thuẫn. Nhà quản trị với kĩ năng làm việc với con người cho phép cấp dưới phát biểu ý kiến mà không có sự sợ hãi hoặc bông đùa, và khuyến khích sự tham gia của họ.

–    Kỹ năng tư duy (conceptual skills): (nhận thức – thuộc nhóm kỹ năng mềm) : tầm nhìn, tư duy có hệ thống, năng lực xét đoán, khả năng trong việc khái quát các mối quan hệ qua đó giúp cho việc nhận dạng vấn đề và đưa ra giải pháp, từ đó lập kế hoạch (đặc biệt là kế hoạch chiến lược) và tổ chức thực hiện.

Kĩ năng nhận thức là khả năng dựa trên hiểu biết để nhìn nhận tổ chức ở góc độ tổng thể và mối quan hệ giữa các bộ phận. Kĩ năng nhận thức là cần thiết cho tất cả nhà quản trị nhưng đặc biệt quan trọng cho nhà quản trị cấp cao. Khi nhà quản trị di chuyển lên trên theo từng cấp quản trị đòi hỏi họ phải phát triển kĩ năng nhận thức nếu không thì việc thăng tiến của họ sẽ bị giới hạn.

3. Tầm quan trọng của 3 kĩ năng quản trị thay đổi tùy theo cấp cấp bậc trong tổ chức như thế nào?

Các cá nhân ở các cấp khác nhau thì mức độ đòi hỏi những kĩ năng này có sự khác nhau, và điều này được mô tả ở trong hình dưới đây:

Rất nhiều bạn nhân viên hay ngầm so sánh trình độ kỹ thuật hay nghiệp vụ chuyên môn với sếp hay quản lý cấp trên của mình. Vậy sếp có cần giỏi kỹ thuật hơn nhân viên không?

Từ sơ đồ trên theo lý thuyết của Robert L. Katz ta thấy rõ càng lên vị trí cao trong tổ chức thì các kỹ năng càng chuyển dịch sang tư duy nhiều hơn là kỹ thuật. Tức là sếp lúc này họ chỉ nắm kỹ thuật ở mức độ quản trị chứ không phải mức độ thực thi. Nói đơn giản là tính chất công việc của các cấp quản trị là khác với nhân viên thừa hành, do đo đem đi so sánh với nhau là điều hết sức vô lý.

Sếp không có nghĩa là họ làm phần việc bằng nhân viên và cộng thêm một phần việc của sếp. Mà cần hiểu rõ tính chất công việc của sếp và nhân viên là hoàn toàn khác nhau mang tính ráp nối để tạo thành một thành quả chung to hơn chứ sếp hoàn toàn không làm lại công việc của nhân viên để đem ra so sánh. Khi còn ở cấp độ nhân viên thừa hành, có thể họ đã từng là nhân viên còn xuất sắc hơn bạn nhân viên kia, nhưng giờ họ là sếp, họ có những yêu cầu công việc khác, họ không cần phải làm công việc một nhân viên xuất sắc nữa mà thôi.

Một người lãnh đạo giỏi sẽ phân định rõ ràng trách nhiệm của mỗi nhân viên và không tuỳ tiện can dự vào công việc của họ. Đối với nhiều vấn đề xảy đến trong công ty, lãnh đạo phải biết, nhưng nên giả vờ như không biết, để những người cấp dưới tự tìm cách giải quyết. Bằng cách này, lãnh đạo có thể đánh giá chính xác năng lực của nhân viên.

Một người lãnh đạo giỏi phải làm sao để nhân viên của mình tưởng rằng mình nghĩ không thông, làm cũng không ra hồn. Bằng cách này, những nhân viên của họ sẽ phải suy nghĩ nhiều hơn, phải làm nhiều hơn, từ đó nâng cao nhận thức và năng lực giải quyết vấn đề của họ.

Muốn bồi dưỡng nhân tài, cho dù biết, lãnh đạo cũng phải vờ như mình không biết, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của những người cấp dưới. Nếu một vấn đề nào đó có thể được lãnh đạo giải quyết một cách dễ dàng, lãnh đạo cũng phải vờ như mình không biết làm, để những người cấp dưới chủ động tự tìm phương hướng giải quyết.

Tải app The Ant Work để ứng tuyển ngay hoặc xem các tin tuyển dụng lân cận. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp gần nhà ngay trên thiết bị di động của mình.

TẢI NGAY

Bình luận