Sau đây là bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh nguyên liệu dược phẩm. Kinh doanh nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng, nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm, nguyên liệu thuốc thú y…

1. Mô tả công việc nhân viên kinh doanh nguyên liệu dược, nguyên liệu thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

– Tổ chức các kênh bán hàng để tiếp cận khách hàng và bán hàng nguyên liệu sản xuất thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

– Phụ trách thị trường kinh doanh nguyên liệu, tá dược cho các nhà máy sản xuất Dược, thực phẩm, mỹ phẩm, thú y.

– Thống kê, phân tích thị trường được phân công, đề xuất chiến lược cạnh tranh và phát triển thị trường.

– Lập kế hoạch phát triển thị trường, phát triển các kênh phân phối.

– Triển khai kế hoạch tiếp cận và chăm sóc khách hàng, tri ân khách hàng.

– Thiết lập và duy trì mối quan hệ tích cực với khách hàng, đối tác.

– Nghiên cứu tập khách hàng. Nghiên cứu nhu cầu và nhận thức của khách hàng.

– Xây dựng chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

– Hàng tuần báo cáo kết quả công việc được phân công.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo giao

nhân viên kinh doanh nguyên liệu thực phẩm chức năng nhân viên kinh doanh nguyên liệu dược phẩm

2. Yêu cầu của một nhân viên kinh doanh nguyên liệu

+ Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành dược, QTKD, kỹ sư hóa học, sinh học..

+ Ưu tiên các ứng viên đã từng làm việc tại các Công ty sản xuất Dược hoặc các Công ty thương mại trong lĩnh vực nguyên liệu tá dược, thực phẩm, mỹ phẩm…

– Kinh nghiệm:

Có kinh nghiệm làm kinh doanh hoặc kế hoạch cho các công ty sản xuất, thương mại trong lĩnh vực nguyên liệu tá dược, thực phẩm, mỹ phẩm, thú y. Ưu tiên làm cho các hãng hoặc văn phòng đại diện Dược là một lợi thế.

– Phẩm chất đạo đức: chăm chỉ, nhanh nhẹn, chủ động, cẩn thận, trung thực, tỉ mỉ, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

– Kỹ năng một nhân viên kinh doanh nguyên liệu dược phẩm, thực phẩm chức năng:

+ Có khả năng làm việc theo nhóm, làm việc độc lập

+ Công việc cần giải quyết trong thời hạn được quy định nhanh,chính xác, linh hoạt.

+ Hiểu rõ các kế hoạch làm việc của nhóm hoặc bộ phận

+ Có thể nắm bắt, cập nhật thông tin liên quan đến công việc

+ Chịu được áp lực công việc và gắn bó lâu dài.

3. KPI công việc

Doanh nghiệp có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ nhân viên kinh doanh. Vậy chỉ số KPI công việc của họ được đánh giá như thế nào? Dưới đây là một số tiêu chí để đánh giá chất lượng công việc của nhân viên kinh doanh:

Tính KPI của phòng, ban kinh doanh trong công ty

Số lượng tương tác từ phía khách hàng có thể đánh giá theo tiêu chí như:

Số lượng khách hàng thực hiện cuộc gọi tới công ty hàng tháng

Tỷ lệ số hợp đồng được chốt đơn hàng tháng

Mức độ chuyển đổi từ lead sang thành khách hàng trong tháng

Giá trị trung bình của các hợp đồng đã chốt

Mức độ hài lòng từ phía khách hàng (thời gian liên lạc trung bình để trả lời khách)

Tải app The Ant Work để ứng tuyển ngay hoặc xem các tin tuyển dụng lân cận. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp gần nhà ngay trên thiết bị di động của mình.

TẢI NGAY

Bình luận