Công ty lại vừa nhận đơn xin thôi việc của một nhân viên. Các sếp than thở: “Sao nhân viên thời này chẳng trung thành gì hết!”. Thời nay bình quyền hơn, đừng đòi hỏi nhân viên trung thành với sếp hay với công ty. Nhân viên chỉ trung thành với quyền lợi của chính họ. Cho nên đừng đòi hỏi nhân viên phải trung thành mà thay vào đó hãy chuyển thành tiêu chí chỉ tuyển nhân viên trung thực.

1.Thế nào là một nhân viên trung thực?

Trung thực là một tính từ chỉ sự ngay thẳng, thật thà của con người. Có thể hiểu một người trung thực chính là người không nói dối. Luôn đối xử thật lòng với mọi người. Là người luôn làm việc đúng với sự thật. Nhân viên trung thực không cố tình làm sai lạc thông tin đi.

2. Thế nào là một nhân viên trung thành?

2.1. Nhân viên trung thành với công ty

Một nhân viên trung thành với công ty là một báu vật. Họ luôn suy nghĩ và hành động vì công ty. Họ gắn kết lâu dài và luôn muốn công ty trường tồn và phát triển. Họ luôn nỗ lực hết mình và đặt lợi ích của công ty lên trên lợi ích cá nhân… Vậy sếp yêu cầu một nhân viên trung thành với công ty là một yêu cầu hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên không phải nhân viên nào cũng hiểu và thực sự trân trọng điều này. Một nhân viên trung thành với công ty sẽ:

2.1.1. Đối xử với sếp và các đồng nghiệp như những người bạn đồng hành.

Cũng như học trò thường có tâm lý giữ khoảng cách với thầy cô giáo, nhiều nhân viên cũng có khuynh hướng xa lánh sếp và không xem sếp như một con người bình thường. Trong khi đó, những nhân viên trung thành biết cách thu hẹp khoảng cách giữa sếp và nhân viên. Họ hiểu rằng sếp muốn giúp họ đạt được các mục tiêu phát triển nghề nghiệp và cá nhân, mong muốn đem đến những điều tốt đẹp nhất cho nhân viên và họ cũng sẽ tự nguyện nỗ lực hết mình để làm những điều tốt đẹp nhất cho sếp, cả trong công việc lẫn đời sống cá nhân.

2.1.2. Chia sẻ với sếp những điều sếp ít muốn nghe nhất.

Những nhân viên trung thành sẵn sàng nói với sếp những điều cần thiết nhất đối với sếp nhưng cũng là những điều mà sếp ít muốn nghe nhất. Họ thẳng thắn nói rằng một số ý tưởng của sếp là không đúng, rằng quan điểm của sếp đã lạc hậu hoặc sếp đã mắc sai lầm mà không ngại sếp phật lòng. Họ nói ra những điều ấy vì họ tin rằng sếp rất quan tâm đến việc làm những gì tốt nhất cho công ty và tập thể nhân viên.

2.1.3. Họ sẵn sàng tranh luận riêng với sếp.

Bất đồng quan điểm và tranh luận là điều cần thiết cho một nhóm làm việc để đi đến những thống nhất tối ưu. Các nhân viên trung thành sẵn sàng đưa ra ý kiến phản hồi, tranh luận với sếp chứ không phải hành động như những kẻ theo đuôi, “bằng mặt nhưng không bằng lòng”. Họ tin rằng một vị sếp tốt sẽ thích nghe những điều như thế để đưa ra những quyết định tốt nhất vì sự phát triển của doanh nghiệp.

2.2. Nhân viên trung thành với sếp

Rất nhiều sếp chạy theo tham vọng quyền lực cá nhân. Họ lại có yêu cầu rất cá nhân là họ chỉ tin tưởng nhân viên trung thành với chính họ. Họ coi nhân viên như đầy tớ và yêu cầu sự trung thành với lãnh đạo. Nếu là sếp làm thuê, họ kết bè kết đảng với nhân viên nhằm mưu cầu lợi ích cá nhân. Thậm chỉ vì lợi ích cá nhân và bè phái mà phá nát lợi ích công ty. Đây có lẽ là hình mẫu sếp tồi tệ nhất mà các công ty không bao giờ muốn có.

2.2.1. Ủng hộ tuyệt đối các quyết định của sếp và bản thân sếp trước những người khác.

Mặc dù hay tranh luận với sếp trước khi sếp ra quyết định nhưng một khi quyết định đã được đưa ra, những nhân viên trung thành hoàn toàn ủng hộ các quyết định ấy và họ sẽ thể hiện thái độ đó trước những người khác. Ngay cả khi chưa nhất trí với một quyết định nào đó của sếp thì họ cũng không tìm mọi cách để chứng minh rằng sếp đã sai. Ngược lại, họ sẵn sàng mạo hiểm để thử nghiệm ý tưởng mới của sếp và nỗ lực cùng sếp đi đến cùng để chứng minh sếp đã quyết định đúng.

2.2.2. Không bao giờ chỉ trích sếp trước mặt người khác.

Những nhân viên bình thường có khuynh hướng nói xấu sếp khi không có mặt sếp. Họ làm điều ấy như một cách để… xả “stress”, nhưng chủ yếu vẫn là vì họ nghĩ rằng có một số việc thì sếp chẳng phải là người tài cán gì và họ hoàn toàn có thể làm những việc này tốt hơn sếp nhiều. Những nhân viên trung thành thì chẳng bao giờ bàn tán những chuyện bên lề như thế. Họ luôn tôn trọng sếp ngay cả khi sếp không có mặt và đương nhiên họ cũng mong muốn được sếp đối xử như vậy.

2.3. Nhân viên chỉ trung thành với quyền lợi của chính họ.

Nhân viên họ đi làm là để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình. Do đó bản chất sâu xa họ vẫn chỉ trung thành vời lợi ích của chính họ. Cho nên nếu yêu cầu họ trung thành mà không đảm bảo lợi ích của chính họ thì rất khó. Do đó phương án tốt nhất là hãy tổ chức và quản lý làm sao để cho họ càng làm càng yêu công việc và công ty hơn. Có như vậy họ mới tận hiến với công ty mà không còn quá cân đo đong đếm về lợi ích mà họ nhận được.

3. Trung thực là một phẩm chất trong khi trung thành chỉ là một mối quan hệ

Trung thực là một phẩm chất cao đẹp của một con người. Nó rất khó thay đổi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Còn trung thành lại chỉ là một mối quan hệ. Mối quan hệ đó có thể có lúc cơm chẳng lành canh chẳng ngọt. Ngày nay quan hệ giữa sếp và nhân viên trở nên bình đẳng hơn. Trung thành là một khái niệm khá cổ điển. Nó mô tả mối quan hệ chủ tớ. Nhưng ngày nay quản điểm quản trị đã thay đổi. Nhân viên và quản lý là tính chất công việc khác nhau và bổ trợ nhau để cùng xử lý các công việc của công ty chứ không còn là quan hệ chủ tớ như xưa.

Việc người sếp ra mặt yêu cầu sự trung thành một cách thái quá từ nhân viên có thể gây ra làn sóng chống đối. Nhân viên cảm thấy họ ít được tôn trọng hơn. Họ có thể sớm rời bỏ công ty và tìm một môi trường làm việc hiện đại hơn được tôn trọng hơn.

4. Bạn cần nhân viên trung thực chứ không phải là trung thành

Nhân viên trung thanh với sếp có thể vì lợi ích sếp mà chà đạp lợi ích công ty. Nhân viên trung thành với công ty có thể lại tìm mọi cách trụ lại công ty lâu nhất có thể. Việc yêu cầu nhân viên trung thành về lâu về dài lại tạo ra nhóm nhân viên nỗ lực thấp mà cam kết gắn bó lại cao (nhóm này gọi là Zombie công sở), cho dù giảm hài lòng với các yếu tố khác nhau, nếu vẫn còn “thoải mái” với 3 yếu tố là: sếp trực tiếp, văn hóa và phúc lợi, thì zombie sẽ chưa có nhu cầu ra đi.

Ngược lại những nhân viên trung thực tạo ra giá trị thực tế nhất cho doanh nghiệp. Việc quản lý nhân viên trung thực dễ dàng và ít chi phí hơn rất nhiều so với bất cứ nhân nhóm nhân viên nào. Một nhân viên trung thực yêu công ty là một báu vật luôn nỗ lực vì công ty mỗi ngày. Đây mới là những nhân viên mà mọi doanh nghiệp luôn cần.

Tải app The Ant Work để ứng tuyển ngay hoặc xem các tin tuyển dụng lân cận. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp gần nhà ngay trên thiết bị di động của mình.

TẢI NGAY

Bình luận