Theo làn sóng toàn cầu hóa, Logistics ra đời, phát triển và dần trở thành công việc có sức thu hút lớn, đặc biệt là đối với giới trẻ. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, nhiều người vẫn còn khá mơ hồ, không hiểu rõ về công việc Logistics. Hôm nay hãy cùng The Ant tìm hiểu về công việc Logistics này bạn nhé!

1. Logistics là gì?

Logistics là các dịch vụ hậu cần kinh doanh như:

  • Vận chuyển hàng hóa
  • Lưu trữ hàng hóa
  • Bao bì, đóng gói
  • Kho bãi
  • Làm thủ tục hải quan…

Nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu nhất.

Từ đây suy ra, nhân viên Logistics sẽ là người phụ trách các công việc liên quan đến chuỗi các hoạt động nói trên.

Nếu làm tốt Logistics thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí vận chuyển không hề nhỏ. Điều đó đồng nghĩa với giá thành sản phẩm sẽ được hạ xuống. Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và đem về nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2. Các hoạt động cụ thể trong ngành Logistics

Việc quản lý hậu cần có thể liên quan đến một số hoạt động cụ thể sau:

  • Vận chuyển hàng hóa trong nước.
  • Vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài.
  • Quản lý đội tàu.
  • Kho bãi.
  • Xử lý vật liệu.
  • Thực hiện đơn hàng.
  • Quản lý hàng tồn kho.
  • Hoạch định nhu cầu.

3. Tại sao Logistics lại quan trọng

Mặc dù nhiều doanh nghiệp nhỏ tập trung vào việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm và dịch vụ của họ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Nhưng nếu những sản phẩm đó không đến được với khách hàng thì doanh nghiệp sẽ thất bại. Đó là vai trò chính của Logistics.

Logistics cũng ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của doanh nghiệp như các nguyên vật liệu thô được mua, vận chuyển và lưu trữ cho đến khi sử dụng càng hiệu quả thì doanh nghiệp càng có lợi nhuận cao. Điều phối các nguồn lực để cho phép cung cấp và sử dụng kịp thời các nguyên vật liệu có thể tạo ra nhiều lợi nhuận cho công ty.

Và về phía khách hàng, nếu sản phẩm không thể được sản xuất và vận chuyển kịp thời. Sự hài lòng của khách hàng có thể giảm. Từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận và khả năng tồn tại lâu dài của công ty.

4. Cơ hội định hướng nghề nghiệp cho giới trẻ.

Do nguồn nhân lực logistics cung cấp cho thị trường lao động đang thiếu trầm trọng, cùng với sự thay đổi nhận thức của doanh nghiệp về vai trò logistics, nên những người được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp.

Trước thực trạng khan hiếm, việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics đang trở nên hết sức cấp thiết. Hiện nay, chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề trong ngành này được thực hiện ở ba cấp độ: Đào tạo tại các cơ sở đào tạo chính qui; đào tạo theo chương trình của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics (VLA) hoặc các trung tâm nghiên cứu, đào tạo về logistics hoặc các chương trình phối hợp giữa Chính phủ Việt Nam với các chính phủ, tổ chức tư vấn; đào tạo trong nội bộ doanh nghiệp…

Với mục tiêu phát triển mạnh nguồn nhân lực ngành logistics ở Việt Nam trong thời gian tới, cơ hội và khả năng thành công đối với các sinh viên ngành logistics cũng được đánh giá là sẽ cao hơn, đặc biệt đối với các sinh viên được đào tạo bài bản, có ý thức chuyên nghiệp, được làm việc thực tế trong các doanh nghiệp.

Tải app The Ant Work để ứng tuyển ngay hoặc xem các tin tuyển dụng lân cận. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp gần nhà ngay trên thiết bị di động của mình.

TẢI NGAY

Bình luận