Rất nhiều diễn giả hay chuyên gia đạo tạo vịn vào đây để đưa ra thông điệp cho các bài giảng của họ. Rằng: “Đừng làm việc chăm chỉ hãy làm việc thông minh” như một lời khuyên. Vậy cùng phân tích xem lời khuyên này có thực sự hữu dụng 100% không?

Erich Von Manstein – Bộ Óc vĩ đại nhất của Đức Quốc Xã khiến Quân Đồng Minh cũng phải kính phục từng nói trong cuốn hồi ký của mình:

“Chỉ có 4 loại sĩ quan! Loại thứ nhất vừa lười vừa ngu dốt, tốt nhất là nên để họ một mình, họ cũng không gây hại đến ai cả. Loại thứ 2 vừa chăm chỉ vừa thông minh. Đây là những sĩ quan phụ tá xuất sắc. Họ luôn đảm bảo rằng mọi thông tin vấn đề đều được ghi chép và tính toán chính xác. Loại thứ 3 là những kẻ chăm chỉ nhưng ngu dốt. Đây là một mối đe dọa lớn cần phải bắn bỏ ngay lập tức. Cuối cùng là những người thông minh nhưng lười biếng, họ sẽ là những chỉ huy cao cấp nhất.”

1. Trong cùng một tổ chức có người cần làm việc thông minh hơn. Nhưng có người lại chỉ cần làm việc chăm chỉ hơn.

Tính chất công việc của từng cá nhân trong tổ chức là khác nhau. Không phải ai cũng giống ai!

Theo Robert L. Katz, các nhóm kĩ năng cần có trong tương tác công việc của từng cá nhân trong tổ chức, là phức tạp và đòi hỏi nhiều kĩ năng khác nhau. Có nhiều quan điểm khác nhau về các kĩ năng này, Nhưng nhìn chung thì để làm việc và tương tác tốt trong một bộ phận hoặc tổ chức. Thường bao gồm 3 loại chủ yếu: kĩ năng nhận thức (conceptual skills), kĩ năng nhân sự (human skills) và kĩ năng chuyên môn (technical skills). Việc vận dụng các kĩ năng này thay đổi theo từng cấp bậc trong tổ chức. Mặc dầu mức độ cần thiết của mỗi kĩ năng là khác nhau ở từng cấp bậc. Nhưng tất cả các cá nhân đều phải có chúng để thực thi công việc của mình một cách hiệu quả.

1.2 Nhà quản trị là tên gọi chung để chỉ những người hoàn thành mục tiêu thông qua và bằng người khác.

Họ là những người thực hiện công việc quản trị. Quản trị viên thực hiện việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra việc phân bổ các nguồn lực. Các nguồn lực như: con người, cơ sở vật chất, tài chính và thông tin để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Chức danh quản trị viên có thể khác nhau tùy thuộc vào phạm vi trách nhiệm, lĩnh vực phụ trách và tính chuyên môn hóa. Họ có thể là tổng giám đốc điều hành, chủ tịch, trưởng phòng, quản trị sản phẩm, quản đốc phân xưởng, giám sát viên,…

1.2 Nhân viên thừa hành là những người trực tiếp thực hiện 1 công việc

Nhân viên không có trách nhiệm về hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra…

Vậy rõ ràng trong một tổ chức thì nhà quản trị cấp càng cao cần làm việc với tư duy nhiều hơn. Còn nhân viên thừa hành là người cần phải làm việc chăm chỉ nhiều hơn. Do các nhân viên không có trách nhiệm về tổ chức và chiến lược.

2. Với người làm cùng một công việc, khi cách làm thông minh nhất đã được phổ biến. Ai chăm chỉ hơn sẽ là người chiến thắng.

Hai người thông minh như nhau, họ cùng học hỏi và phát hiện ra một cách làm việc thông minh như nhau. Rõ ràng lúc này ai chăm chỉ hơn sẽ làm người gặt hái được nhiều thành quả lao động hơn. Mười suy nghĩ không bằng một hành động. Thông minh nhưng không đưa cái thông minh đó để tạo ra giá trị. Hoặc chỉ tạo ra ít giá trị hơn thì chắc chắn không cạnh tranh với người vừa thông minh vừa chăm chỉ.

3. Vậy tại sao các chuyên gia đào tạo lại luôn rao giảng : “Đừng làm việc chăm chỉ hãy làm việc thông minh”?

Đây là một thuật NLP (một kỹ thuật lập trình ngôn ngữ tư duy) của các chuyên gia đạo tạo. Để họ dễ dàng bán các khóa học của mình.

3.1 Một kỹ năng gieo mầm NLP (cài đặt ngôn ngữ tư duy) cho các học viên:

– Các bạn đang sai lầm các bạn làm việc chăm chỉ mà thiếu thông minh: Với những người quá chăm chỉ mà chưa thành công thì có lẽ đúng. Nhưng phần đa lười biếng lại vịn vào đây như một lý do để họ được quyền lười hơn. Do đó 100% sẽ được đám đông cho là Đúng! Nhưng thực chất chỉ có ích cho người đủ chăm chỉ mà thôi!

– Cho nên các bạn đừng làm việc chăm chỉ nữa hay làm việc thông minh lên: Với những người đủ chăm chỉ rồi, đơn giản họ chỉ cần học hỏi và làm việc thông mình hơn nữa. Để thành công đến với họ dễ dàng hơn. Nhưng với những người lười thì đến đây là thảm họa. Họ bấu víu vào đây để bào chữa cho sự lười biếng sẵn có của mình là đúng đắn. Và họ đồng ý với kết luận này đầy tâm đắc. Y như là kết luận từ lâu của họ, được một chuyên gia đào tạo củng cố thêm. Vậy là phần đa vẫn kết luận đúng! Nhưng thực chất kết luận này chỉ có ích với những người đủ chăm chỉ mà thôi!

3.2 Muốn thông minh hơn các bạn cần mua các khóa học?

– Và các bạn muốn làm việc thông minh hơn các bạn phải học thêm các kiến thức mới: đúng! Học hỏi để hoàn thiện bản thân và thông minh hơn trong công việc cũng như cuộc sống. Hoàn toàn đúng với tất cả mọi người.

Hiệu quả thực chất chỉ đến với những người đã đủ chăm chỉ. Đơn giản ngay trong việc học tập người chăm chỉ vẫn luôn có tỷ lệ giỏi giang cao hơn người lười rất rất nhiều. Để thông minh bạn cần chăm chỉ đã! Chăm chỉ học hành sẽ mang lại thông minh.

– Cuối cùng là họ (các diễn giả) có các khóa học. Họ đang bán các chương trình đào tạo để các học viên thông minh hơn và thành công hơn. ok! Đến đây là bán được các khóa học và chương trình đạo tạo của họ!

– Nhiều người sau khi tham gia các khóa học vẫn không thành công hơn. Các học viên lúc này mới hỏi lại: tôi học rồi sao vận chưa thành công? Các diễn giả sẽ trả lời ngay với ẩn ý bạn chưa đủ thông minh! Và để đủ thông minh họ sẽ có thêm những khóa học mới hơn cho những học viên đó. Và tiếp tục móc rỗng túi tiền của học viên bằng rất nhiều khóa học. Cho đến khi những học viên này nhận ra sự thật!

4. Hãy quên phẩm chất thiên tài đi, sự cần cù, chăm chỉ mới làm nên đại nghiệp.

Một nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học bang Penn State và Đại học William Paterson (Hoa Kỳ). Mới đây đã thực hiện một số nghiên cứu với các sinh viên đại học. Và kết quả cho thấy sinh viên có kết quả học tập tốt hơn. Thường được truyền cảm hứng nhiều hơn bởi kiểu học tập chăm chỉ. “Cần cù bù thông minh” như nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison. Họ có kết quả học tập tốt hơn là sinh ra đã có tố chất thông minh thiên tài.

Học đi đôi với hành, chăm chỉ là một cách thực hành chuyên cần nhất. Nhiều ý tưởng các làm việc thông minh đều nảy sinh ra trong quá trình lao động chăm chỉ. Không có sự chăm chỉ trăn trở nghiền ngẫm trong thực tế công việc thì không thể sinh ra các ý tưởng hay cải tiến thông minh.

Nhiều vị lãnh đạo thiếu thực tế thường đưa ra những sáng kiến trong phòng lạnh với điều hòa mát rượi. Những ý tưởng xa rời thực tế và thiếu tính ứng dụng. Là bởi vì họ quá đề cao thông minh mà lười biếng trong công việc dẫn đến thiếu thực tế.

5. Chăm chỉ là mảnh đất để thông minh sinh sôi và phát triển

Chúng ta không thể tự lựa chọn cho mình một bộ óc với chỉ số IQ cao ngất ngưởng, nhưng rõ ràng sự cần cù, chăm chỉ là những phẩm chất mà bất cứ ai cũng có thể tự trau dồi được.

“Edison đã thất bại hơn 1.000 lần trước khi chiếc bóng đèn do ông tạo ra có thể phát sáng. Rõ ràng thành công của ông liên quan đến sự kiên trì và siêng năng. Những người trẻ tuổi luôn cố gắng tìm cảm hứng và bắt chước từ những người nổi tiếng. Nếu chúng ta có thể gửi thông điệp rằng sự chăm chỉ chính là điều kiện quyết định của thành công, ngay cả đối với những vĩ nhân, họ sẽ thấy có động lực cố gắng hơn, không bị nản lòng khi gặp thất bại, hay tự ti rằng mình chẳng thể thành công chỉ vì không sở hữu bản chất thiên tài”

Cuối cùng nhóm chuyên gia The Ant Work chúng tôi muốn truyền đến một thông điệp theo quan điểm riêng của chúng tôi, và mong rằng nó có ích cho các bạn:

5.1 Làm việc thông minh < Làm việc thông minh + Làm việc chăm chỉ!

Vậy để thành công hơn chúng tôi luôn cố gằng làm việc chăm chỉ một cách thông minh hơn!

Tải app The Ant Work để ứng tuyển ngay hoặc xem các tin tuyển dụng lân cận. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp gần nhà ngay trên thiết bị di động của mình.

TẢI NGAY

Bình luận