Thời đại công nghệ số lên ngôi tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp với mức lương thu nhập khủng. Trong các xu hướng nghề nghiệp, ngành truyền thông đa phương tiện cũng đang là ngành được nhiều bạn trẻ yêu thích. Cùng The Ant tìm hiểu về ngành truyền thông đa phương tiện nhé!

1. Ngành Truyền thông đa phương tiện là gì?

Xã hội càng phát triển thì vai trò của truyền thông ngày các quan trọng. Truyền thông trở thành trung tâm của mọi hoạt động kinh tế xã hội. Việc truyền thông hiệu quả đóng vai trò quyết định tới hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Trong kỷ nguyên chuyển đổi số của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành truyền thông có cơ hội phát triển mạnh mẽ nhờ internet và các ứng dụng công nghệ. Các phương tiện truyền thông phát triển bùng nổ như mạng xã hội, quảng cáo số, thực tế ảo. Việc truyền thông không chỉ giữa con người với con người mà còn giữa các thiết bị và với con người.

Ngành Truyền thông đa phương tiện đang là ngành có tốc độ tăng trưởng cao và tạo ra nhiều việc làm với thu nhập cao. Việc làm không chỉ trong nước mà mở rộng ra cả quốc tế trong một thế giới phẳng. Mọi tổ chức bao gồm từ chính phủ tới các đơn vị kinh doanh đều cần sử dụng các phương tiện truyền thông hiệu quả trong thế giới tràn ngập về thông tin.

2. Xu hướng học của ngành Truyền thông đa phương tiện?

Trong ngành Truyền thông đa phương tiên, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng. Có thể kể đến các kiến thức về kinh doanh, Marketing, tâm lý khách hàng, thương hiệu và đặc biệt là Digital Marketing. Tiếp theo là các kiến thức cơ bản về ngành Truyền thông đa phương tiện như giới thiệu về Truyền thông đa phương tiện, Truyền thông chuyên nghiệp, sáng tạo nội dung, Sự phát triển của ngành Truyền thông trên thế giới.

Sau quá trình học nền tảng và cơ bản, sinh viên sẽ được tiếp tục tiếp cận kiến thức chuyên ngành, nâng cao và chuyên sâu.

3. Học Truyền thông đa phương tiện ra trường làm gì?

Truyền thông đa phương tiện là ngành học có xu hướng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Chính vì vậy, phạm vi công việc của nhóm ngành này rất đa dạng với mức lương vô cùng hấp dẫn và thu hút được nhiều bạn trẻ.

Sau khi tốt nghiệp, tùy thuộc vào chuyên ngành mà sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện có thể làm việc ở rất nhiều các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh…

3.1 Một số ví dụ với các công việc cụ thể như:

Chuyên viên, chuyên gia làm việc về marketing, truyền thông, sự kiện trong các tổ chức, công ty.

Chuyên viên, chuyên gia làm việc trong các công ty tư vấn truyền thông, quảng cáo, marketing, phát triển thương hiệu, chăm sóc khách hàng.

Người làm việc trong lĩnh vực KOL, Blogger, phát triển nội dung số trên các nền tảng như tiktok; youtobe, quản lý các group, page, các kênh truyền thông xã hội.

Quản lý, biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách (tại các cơ quan báo chí, báo điện tử, nhà xuất bản)

Biên tập, xây dựng các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, xử lý âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung truyền hình, hay làm các kỹ xảo điện ảnh (tại các công ty truyền hình, hãng sản xuất phim)

Chuyên gia thiết kế, tư vấn quảng cáo, thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, làm phim quảng cáo,… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu (tại các công ty quảng cáo, PR)

Thiết kế, xây dựng website, thiết kế giao diện, thiết kế chức năng, xây dựng nội dung (tại các công ty phát triển phần mềm, tạo dựng website)

Thiết kế đồ họa, mô phỏng, ứng dụng trong y học, công nghiệp, thực phẩm, du lịch, dịch vụ, giáo dục,… (tại các công ty về thiết kế đồ họa)

Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, giáo dục đại học hoặc trung cấp chuyên nghiệp có liên quan đến ngành truyền thông đa phương tiện.

Tải app The Ant Work để ứng tuyển ngay hoặc xem các tin tuyển dụng lân cận. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp gần nhà ngay trên thiết bị di động của mình.

TẢI NGAY

Bình luận