Phần đa xã hội vẫn nghĩ bằng cấp càng cao họ càng dễ xin được việc làm hơn, xin được việc tốt hơn với mức lương cao hơn. Chính vì thế nhiều bạn trẻ ra trường với tấm bằng đại học nhưng không tìm được việc làm như ý họ lại tiếp tục học nâng lên bằng thạc sỹ rồi tiến sĩ….

Với suy nghĩ rằng chắc bằng mình chưa đủ tốt học lên cao sẽ giảm cạnh tranh hơn sẽ dễ xin việc làm hơn. Nhưng đến khi cầm tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ trên tay rồi họ mới ngã ngữa ra sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Họ tiêu tốn cả tuổi thanh xuân chỉ để học và tiêu tốn một lượng tiền học phí khá lớn cho quá trình học tập. Ra trường chính tấm bằng cao lại như một sợi giây thừng trói chặt họ trong đó. Họ rất khó vứt tấm bằng đi và bắt đâu một công việc phù hợp do sợ dư luận xã hội.

1. Tại sao đa số mọi người lại nghĩ bằng cấp càng cao càng dễ xin việc hơn?

Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về nhu cầu tuyển dụng. Phải đến 99,99% các tổ chức trên thế giới này đều được tổ chức theo hình tháp. Rõ ràng các vị trí cấp cao thì càng ít đi trong khi các vị trí nhân viên bên dưới thì tăng lên.

Tại sao bằng cấp càng cao càng dễ thất nghiệp

Cùng quay lại lịch sử ngành giáo dục, trước đây khi mà ở khắp mọi miền Việt Nam cả làng cả xã chỉ có một vài người đỗ đại học, một phần nhỏ là cao đẳng, còn phần đa chỉ học trung cấp nghề. Tức là bằng cấp lao động cũng được thể hiện qua hình tháp tương tự. Lúc này tỷ lệ cạnh tranh giữa các cấp bằng cấp là tương đương nhau tức là nguy cơ thất nghiệp là ngang nhau. Nhưng rõ ràng bằng cấp cao họ có cơ hội tìm được các công việc có mức thu nhập cũng như địa vị cao hơn trong các tổ chức. Chính vì vậy trong quá khứ học cao thì tỉ lệ thu nhập cao hơn là hiển nhiên.

Tại sao bằng cấp càng cao càng dễ thất nghiệp?

2. Ngày nay bằng cấp cao càng dễ thất nghiệp nếu không có trình độ cao thực sự.

Khi giáo dục được thương mại hóa ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, mọi người gần như có thể học lên bất cứ bằng cấp nào họ muốn miễn là họ có tiền đóng học phí. Với văn hóa trọng bằng cấp như ở Việt Nam, thì nhà nhà học đại học, người người học đại học, thậm chí lên thạc sĩ tiến sĩ… Lúc này bằng cấp của toàn thể lực lượng lao động trở thành một hình tháp ngược.

Tại sao bằng cấp càng cao càng dễ thất nghiệp?

Chính vì vậy mức độ cạnh tranh của những người bằng cấp cao càng tăng lên do số lượng người có băng cấp cao thì đông trong khi số lượng vị trí yêu cầu bằng cấp càng cao lại càng ít đi. Điều đó giải thích vì sao thất nghiệp ở đối tượng bằng cấp cao ngày càng nghiêm trọng.

3. Chúng ta cùng tham khảo một số liệu thực tế tại tỉnh Đăk Lắk năm 2018 để thấy rõ xu hướng nhé.

Tại sao bằng cấp càng cao càng dễ thất nghiệp?Tại sao bằng cấp càng cao càng dễ thất nghiệp?

Qua bảng số liệu cung cấp bởi Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk chúng là có thể thấy rõ, Trong khi nhu cầu tuyển dụng theo bằng cấp càng cao thì càng giảm. Nhưng ngược lại nhu cầu tìm việc của bằng cấp càng cao lại càng tăng lên. Xu hướng năm 2018 có giảm hơn so với năm 2017 chứng tỏ nhận thức xã hội về giá trị thực của bằng cấp đang đi lên. Và xu hướng này chắc chắn còn tăng khi nhận thức xã hội chưa thay đổi. Chúng tôi khuyên các bạn nên thực tế hơn quan tâm đến năng lực thực sự của mình thay vì quá trọng bằng cấp để rồi vỡ mộng.

Tải app The Ant Work để ứng tuyển ngay hoặc xem các tin tuyển dụng lân cận. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp gần nhà ngay trên thiết bị di động của mình.

TẢI NGAY

Bình luận