Bất cứ ai trong cuộc sống đều cũng có những sai lầm và trong công việc cũng vậy. Vì chính những sai lầm là bài học để giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn. Khi bạn mắc sai lầm thì nghệ thuật ứng xử rất quan trọng. Sau đây hãy cùng The Ant tìm hiểu những cách giải quyết sai lầm trong công việc nhé!

Không thể tránh khỏi sai lầm trong quá trình làm việc. Tuy nhiên thẳng thắn nhìn nhận và khắc phục mới là điều quan trong và nên làm ngay.

1. Chủ động đánh giá sai lầm công việc xảy ra

Thử đặt một giả thuyết về người khác gây ra sai lầm để có một cái nhìn khách quan nhất cũng như bình tĩnh hơn. Bạn có thể đặt ra các câu hỏi để trả lời về:

Sai lầm mắc phải là gì?
Những nguyên nhân nào dẫn đến sai lầm đó?
Sai lầm đó mang lại hậu quả gì?
Làm sao để sai lầm không tiếp diễn? …

Tất nhiên bạn có thể cho rằng đó chẳng phải là lỗi do bạn hoàn toàn. Chỉ sau khi xem xét cặn kẽ, đánh giá không thiên vị thì mới nhận ra lỗi. Khi sự việc đã được nhìn nhận khách quan thì bạn chỉ cần tháo gỡ vấn đề mà thôi.

2. Thử tiến đến cuộc họp riêng với sếp

Họp riêng với sếp về sai lầm cũng là cách mà bạn nên nghĩ đến khi mắc sai lầm trong công việc. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng được vì sếp còn bận trăm nghìn công việc khác. Và lỗi lầm bạn mắc lại quá nhỏ chẳng hạn.

Chỉ khi sai lầm bạn gây ra thực sự nghiêm trọng thì lúc này họp riêng với sếp là cần thiết. Khi gặp sếp trực tiếp bạn nói rõ ràng với việc chịu trách nhiệm điều xảy ra cũng là một cách dành cho bạn. Có lẽ chẳng ai mong muốn sai sót nảy sinh. Nhưng bạn cũng không nên bào chữa và than vãn khi bản thân đã sai.

3. Đề xuất giải pháp khắc phục sai lầm công việc

Ngay sau khi trình bày về lỗi lầm của mình thì bạn cũng nên chuẩn bị thật kỹ về các giải pháp khả thi cho vấn đề. Bạn làm chậm công việc so với dự kiến thì hãy chủ động ở lại muộn hơn để hoàn tất tránh đùn đẩy sang ngày hôm sau.

Còn nếu bạn bế tắc trong giải pháp thì cũng nên thành thật hơn với bản thân và sếp trên của mình. Dù bạn sai nhưng bạn nhận lỗi và xin một lời khuyên điều đó sẽ giúp bạn phần nào đó cải thiện sự căng thẳng của vấn đề hiện tại.

4. Dũng cảm nhận lỗi và xin lỗi chân thành

Bạn nên thừa nhận sai lầm và chịu trách nhiệm hoàn toàn cho những hành động, quan điểm chưa đúng đắn ở hiện tại. Thay vì tìm cách lấp liếm, bạn hãy nhận lỗi. Tiếp đó là thông báo cho sếp về vấn đề vừa xảy ra kèm một lời xin lỗi chân thành. Lời xin lỗi hay cách thức cũng còn tùy thuộc vào độ lớn nhỏ của vấn đề đang gặp phải. Bạn có thể gặp trực tiếp – gọi điện – nhắn email, sms,… để xin lỗi một cách chân thành nhất.

Ngoài ra, nếu sai lầm của bạn còn ảnh hưởng đến người khác thì bạn cũng nên chú ý xin lỗi họ sớm nhất có thể.

5. Liên tục trau dồi kỹ năng

Đừng bao giờ quên đi bài học giá trị mà bạn nhận ra được sau sai lầm. Hãy lưu giữ nó như một vật báu cho cuộc đời bạn vì có những lúc chúng ta sẽ cần đến nó như chìa khóa của sự thành công. Nhớ đến sai lầm để tránh mắc phải trong tương lai và thêm quý trọng những thành công đạt được.

Bên cạnh đó, hãy luôn trau dồi kỹ năng liên tục bởi “Ngọc không mài không quý, người không học không hay”. Để tránh sai sót trong công việc bạn cần phải đủ kiến thức để hiểu hết các vấn đề, đủ nhạy bén để phát hiện những điểm bất ổn, đủ linh hoạt để xoay chuyển tình thế, đủ khéo léo để vượt qua những khúc cua khó khăn trong công việc, đủ tinh thần để đối phó với áp lực, đủ bình tĩnh để gỡ hết những nút thắt đang gặp phải… và còn rất nhiều yếu tố khác bạn cần trau dồi để trở nên “bất khả chiến bại”.

Tải app The Ant Work để ứng tuyển ngay hoặc xem các tin tuyển dụng lân cận. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp gần nhà ngay trên thiết bị di động của mình.

TẢI NGAY

Bình luận