Khi nhắc đến ngành Công nghệ phần mềm, chúng ta thường nghĩ ngay đến các bạn Lập trình viên – những người trực tiếp làm ra các sản phẩm phần mềm. Tuy nhiên để các sản phẩm phần mềm trở lên hoàn chỉnh trước khi đưa đến tay người dùng cần có sự tham gia kiểm tra, thử nghiệm gọi tắt là kiểm thử phần mềm của các nhà Kiểm thử viên hay còn gọi là Tester. Để hiểu rõ về lộ trình để phát triển nghề Tester bạn hãy cùng The Ant tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Nghề Tester là gì?

Tester là người kiểm tra, tìm kiếm các lỗi của phần mềm, ứng dụng hoặc xác minh, thẩm định liệu phần mềm đó đã đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu nghiệp vụ hay không.

Cho đến năm 2021, ở Việt Nam vẫn chưa có trường Đại học nào đào tạo về Kiểm thử phần mềm. Đa phần các tester đều qua hình thức đào tạo on job, hoặc qua các khóa học Tester tại các trung tâm, học viện, hoặc có thể từ lập trình viên chuyển sang làm Tester. Bởi vậy cơ hội việc làm cho các bạn Tester tại Việt Nam là rất lớn với lộ trình phát triển nghề nghiệp mở rộng.

2. Lộ trình phát triển nghề nghiệp của 1 Tester

Lộ trình phát triển của nghề Tester cũng rất rõ ràng và đầy tiềm năng, được chia theo các level sau:

2.1 Tester Level 1(Fresher):

Là những bạn mới tốt nghiệp các khóa đào tạo Tester cơ bản và bắt đầu đi làm Tester. Ở level này, các bạn Tester hoàn toàn là các bạn mới học xong các khóa học về Kiểm thử phần mềm, mới tiếp xúc môi trường doanh nghiệp, hoặc có thể là những người đã đi làm trái ngành mới thay đổi công việc sang Tester. Giai đoạn này bạn vừa làm vừa học hỏi để nâng cao nghiệp vụ của mình.

2.2 Tester Level 2 (Junior):

Ở level junior, bạn Tester đã hiểu thực thi các test case, thêm vào đó, có thể báo cáo các bugs nếu có.

2.3 Tester Level 3 (Senior):

Đây là những chuyên gia thành thạo về kỹ thuật testing, nắm rõ các yêu cầu kiểm thử phần mềm cho các doanh nghiệp với các ứng dụng phức tạp như tài chính, sức khỏe, thương mại điện tử…

2.4 Tester Level 4 (Test Leader):

Sau khoảng 5 năm kinh nghiệm trở lên, tester có thể nắm giữ vai trò quản lý. Những người này chịu trách nhiệm tổ chức công việc cần được thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Tester trong team dự án. Tương ứng với số năm kinh nghiệm Test Leader có sẽ là quy mô lớn, nhỏ khác nhau mà các đội họ sẽ được quản lý.

2.5 Tester Level 5 (Test Manager):

Là những người tổ chức và điều phối các nhóm kiểm thử (test team) nhằm quản lý metrics, lập kế hoạch chiến lược và đưa ra dự đoán.

2.6 Tester Level 6 (Senior Test Manager):

Tùy thuộc vào độ cứng và số năm kinh nghiệm, Test Manager có thể đạt được vị trí Senior Test Manager.

Bên cạnh việc trở thành chuyên gia trong nghề Tester, Sau khi có đủ kiến thức và kinh nghiệm ở level 4, bạn có thêm các hướng đi mới như: trở thành BA (Business Analyst) hoặc PM (Project Manager- quản lý dự án). Đây đều là các hướng phát triển rất tiềm năng cho các bạn Tester.

Hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về nghề Tester và lựa chọn đúng đắn khi theo đuổi nghề Tester, để có những kinh nghiệm phát triển sự nghiệp tương lai cho mình.

Tải app The Ant Work để ứng tuyển ngay hoặc xem các tin tuyển dụng lân cận. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp gần nhà ngay trên thiết bị di động của mình.

TẢI NGAY

Bình luận