Câu hỏi em hãy trình bày về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân? Có lẽ là một trong những câu hỏi phổ biến nhất khi đi xin việc mà 80% các cuộc phỏng vấn thường được nêu ra cho ứng viên. Câu hỏi điểm mạnh điểm yếu của bạn là gì? Tưởng chừng rất đơn giản, nhiều bài viết đã chia sẽ về cách trả lời. Nhưng ở bài viết này The Ant Work muốn bạn đọc hiểu về bản chất thật sự. Nhà tuyển dụng muốn khai thác ứng viên từ câu hỏi này.

Vậy làm thế nào để nói về điểm mạnh và điểm yếu của mình một cách có trọng tâm, lôi cuốn người nghe, để khi nói điểm mạnh mà không tạo cảm giác khoe khoang; nói về điểm yếu mà không bị đánh giá thấp lại chẳng hề dễ dàng.

1. Điểm mạnh điểm yếu của bạn phải liên quan đến công việc đang phỏng vấn.

1.1 Nhiều người cũng trình bày về điểm mạnh và điểm yếu của họ, nhưng những điểm mạnh và điểm yếu đó chẳng liên quan gì nhiều đến công việc đang được phỏng vấn.

Việc trình bày thiếu mục tiêu, thiếu trọng tâm này làm mất thời gian của nhà tuyển dụng thậm chí gây cảm giác như bạn đang khoe khoang hoặc kể lể về một số điểm yếu gây cười nào đó không liên quan đến cuộc phỏng vấn mà nó giống một cuộc nói chuyện phiếm ngoài đời thường.

Và rõ ràng cơ hội ghi điểm của người tìm việc đã mất đi với nhà tuyển dụng. Họ đánh giá bạn là một người kém xác định trọng tâm công việc và lan man, khả năng phát hiện mấu chốt vấn đề thấp.

Tất nhiên khi bạn đã trình bày điểm mạnh điểm yếu của mình một cách có trọng tâm nhưng nhà tuyện dụng vẫn hỏi thêm? Em còn điểm mạnh điểm yếu gì nữa không? Lúc này bạn có thể nói thêm một số điểm mạnh điểm yếu của mình có thể ít liên quan đến công việc miễn sao không khí buối phỏng vấn vẫn trở nên vui vẻ và cởi mở.

1.2 Và tất nhiên trong CV của ứng viên cũng vậy, chúng ta chỉ nên viết ra những điêm mạnh có liên quan đến công việc sắp ứng tuyển.

Việc viết dài lê thê các điểm mạnh không liên quan chỉ làm mất điểm thêm trong mắt nhà tuyển dụng mà thôi. Có thể có một vài điểm yếu liên quan đến công việc sắp ứng tuyển thì bạn nếu ra, nếu không nêu một vài điểm yếu ít liên quan cũng là cách để tôn tính phù hợp của bạn với công việc đang ứng tuyển lên.

Theo kinh nghiệm làm nhân sự và tham gia rất nhiều buổi phỏng vấn chúng tôi thấy: lỗi trình bày về những điểm mạnh điểm yếu không liên quan đến công việc đang phỏng vấn là lỗi mà rất nhiều ứng viên gặp phải!

2. Cách mà ứng viên xác định điểm mạnh điểm yếu của bản thân?

Để xác định điểm mạnh điểm yếu của bản thân chúng ta có thể làm như sau:

2.1 – Đầu tiên là tự đánh giá bản thân và lược ra các điểm mạnh điểm yếu

Rất nhiều ứng viên trình bày theo cách liệt kê kiểu như, điểm mạnh của em là: điểm mạnh 1, điểm mạnh 2,….. điểm yếu của em là: điểm yếu 1, điểm yếu 2….Đây là một cách trình bày thiếu thuyết phục và thể hiện ứng viên này là một người khá võ đoán. Để chiếm được niềm tin cũng như thiện cảm của nhà tuyển dụng bạn nên trình bày cụ thể như: Em từng làm việc A với kết quả B. thông qua đó nhà tuyển dụng sẽ có một cái nhìn thực tế và rõ ràng hơn về điểm mạnh điểm yếu của bạn.

2.2 – Bạn bè, thầy cô, sếp cũ hoặc những người có uy tín đánh giá về điểm mạnh điểm yếu của bạn

mà có thể đã giúp bạn chỉ ra một cách thật lòng nhất các điểm mạnh để bạn phát huy và các điểm yếu để bạn khắc phục.

2.3 – Cuối cùng khi liệt kê được các điểm mạnh điểm yếu của mình rồi bạn có thể sử dụng các công cụ đánh giá

(Tùy mỗi điểm mạnh có một công cụ đánh giá khác nhau) và tự test để lượng hóa điểm mạnh điểm yếu của mình tránh gọc nhìn định tính đầy cảm tính và dễ sai lầm có thể nhâm lẫn về điểm mạnh điểm yếu của mình.

3. Phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu như thế nào?

Khía cạnh thứ 3 mà nhà tuyện dụng rất quan tâm xoay quanh điểm mạnh điểm yếu của bạn đó là bạn phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu như thế nào?

Theo tư vấn của cách chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự và phát triển bản thân The Ant Work, để có một sự nghiệp phát triển trong 10 năm đầu tiên đi làm bạn nên tập trung 50/50 có nghĩa là bạn vừa dồn lực phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu để phát triển bản thân. Sau khi trên 30 tuổi khả năng học hỏi bắt đầu giảm sút phần đa con người bắt đầu gặp khó khăn hơn trong việc học các kỹ năng mới do đó việc khắc phục điểm yêu khó dần. Lúc này bạn nên tập trung nhiều hơn cho việc phát huy điểm mạnh để tạo ra giá trị cho công ty xã hội cũng như bản thân.

Tạm kết: hy vọng qua bài viết này chúng tôi có thể cho bạn đọc một cách nhìn mới và sâu hơn về bản chất thật sự mà nhà tuyển dụng muốn khai thác từ ứng viên thông qua câu hỏi: điểm mạnh điểm yếu của bạn là gì? Đểu từ đó có câu trả lời đúng trọng tâm của buổi phỏng vấn! Chúc bạn đọc có công việc như ý và ngày càng phát huy được điểm mạnh và khắc phục được điểm yếu của mình.

Vậy khi được hỏi: điểm mạnh điểm yếu của bạn là gì? Bạn đã biết phải trả lời ra làm sao để được đánh giá cao trong mắt nhà tuyển dụng.  Cũng như dễ dàng vượt qua bài phỏng vấn.

Tải app The Ant Work để ứng tuyển ngay hoặc xem các tin tuyển dụng lân cận. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp gần nhà ngay trên thiết bị di động của mình.

TẢI NGAY

Bình luận