Lynn Taylor – chuyên gia về môi trường làm việc – chia sẻ trên tờ Business Insider: “Là người quản lý, điều quan trọng là phải biết các dấu hiệu sắp xin nghỉ việc của nhân viên để có hướng giải quyết. Mất một nhân sự cũng có thể làm gián đoạn việc sản xuất, kinh doanh, chưa kể đến việc các thành viên có thể rủ nhau “nhảy việc”. Nếu bạn đang điều hành một công ty vừa và nhỏ hoặc chỉ mới khởi nghiệp, những tổn thất này có thể phá hủy doanh nghiệp”

Vì thế, người quản lý cần biết và hành động trước khi quá muộn. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy nhân viên có ý định bỏ việc:

1. Về công việc

1.1 Nhân viên muốn nghỉ việc thường giảm năng suất làm việc.

Nếu một nhân viên có báo cáo cuối quý, cuối năm hoặc bán hàng giảm đột ngột không phải vì lý do bất khả kháng, đó là điều không bình thường. Bất kỳ thay đổi nào trong hành vi cũng dẫn đến tình trạng nhân viên đạt năng suất rất thấp trong công ty hay ở mức tối thiểu so với năng lực của họ. Đó là một tín hiệu đỏ khổng lồ.

1.2 Lơ đãng trong công việc

Bạn có nhận thấy, một số nhân viên gần đây hiếm khi đưa ra ý kiến tại các cuộc họp, họ rất ít khi xung phong nhận các dự án mới hoặc đột nhiên không quan tâm đến các chi tiết lớn liên quan đến công việc? Đó là dấu hiệu cho thấy sự mất hứng thú và không còn niềm vui với công việc vì họ biết rằng tương lai sẽ không có mặt ở đó nữa.

2. Về giờ giấc và tiến độ công việc.

2.1 Giờ giấc thất thường

Khi nhân viên bất ngờ thay đổi khung giờ làm việc: đến muộn, về sớm, thay đổi giờ giấc thất thường, nếu không vì lý do biến cố gia đình rất có thể họ đang tìm kiếm một công việc khác trong khi vẫn cố gắng cân bằng khối lượng công việc hiện tại.

2.2 Xin nghỉ nhiều hơn

Những nhân viên thường xuyên gọi điện báo nghỉ vì bị bệnh hoặc nhiều lý do bất ngờ khác hay sử dụng tối đa các ngày nghỉ phép mà thiếu một kế hoạch từ trước, họ tự cảm thấy ít trách nhiệm với công ty hơn và tự thấy công việc quá thảnh thơi. Việc này cũng có thể dẫn tới họ sẽ khả năng tìm kiếm công việc khác trong thời gian rảnh hoặc họ đã tìm thấy công việc mới, đang trong quá trình “test” và tranh thủ tận dụng nốt những ngày phép. Dấu hiệu này là “đèn đỏ” cho thấy, nhân viên sẵn sàng “nhảy tàu” và các ông chủ nên đề phòng.

2.3 Tiến độ công việc chậm và tồn đọng nhiều

Công việc của nhân viên đó hoặc liên quan đến nhân viên đó tự nhiều chậm hẳn và tồn đọng khá nhiều, hay may mắn được hoàn thành ở phút chót nó khác xa với con người đó trước đây. Công việc giao cho nhân viên đó tự nhiên không hoàn thành hoặc hoàn thành rất kém chất lượng hơn trước.

3. Về cá nhân

3.1 Nhân viên muốn nghỉ việc thường không còn thích đùa giỡn

Nhân viên có ý định xin nghỉ việc sẽ có thái độ tiêu cực, bất mãn và tách biệt với mọi người hơn, họ không thân thiện, vui vẻ như thường ngày. Tình trạng này do họ không còn quan tâm đến công việc, đồng nghiệp, công ty hay muốn gây ấn tượng với bất cứ ai tại cơ quan nữa.

3.2 Ngôn ngữ cơ thể trốn tránh, tội lỗi

Nếu tinh ý, nhà quản lý có thể phát hiện ra cảm giác được giải thoát hoặc tội lỗi vì đã tìm được công việc khác của một nhân viên. Trong vô thức họ có thể có cảm giác tội lỗi vì đã âm thầm dứt áo ra đi nên họ thường trốn tránh ảnh mắt của mọi người, khi đối diện họ toát lên vẻ tội lỗi.

3.3 Bỏ qua cơ hội thăng tiến, tăng lương, thờ ơ với các dự án mới.

Khi nhân viên không chấp nhận các phần thưởng xứng đáng, thờ ơ với các dự án tương lai thì người quản lý nên tìm hiểu, rất có thể họ đang có cảm giác bực bội và chán nản vì từng bị đánh giá thấp. Có thể họ đã bất mãn với lãnh đạo hoặc chính sách công ty và có khuynh hướng đi tìm việc khác có tiềm năng cao hơn theo kỳ vọng của họ.

3.4 Có sự thay đổi về ngoại hình

Nếu nhân viên đột ngột có những thay đổi về trang phục không vì lý do cá nhân, lý do có thể là họ lén đi phỏng vấn công việc khác trong hoặc sau khi giờ làm. Ngoài ra, khi không hài lòng về công việc, nhân viên cũng có thể bắt đầu chểnh mảng, không chú trọng đến ăn mặc vì nghĩ, không ai chú ý hoặc họ thực sự không cần quan tâm nữa.

4. Về quan hệ nội bộ cũng như với khách hàng

4.1 Thường xuyên xung đột với sếp và đồng nghiệp

Khi ai đó sẵn sàng từ bỏ, họ sẽ thường xuyên bất đồng với đồng nghiệp và không giấu giếm cảm xúc, sự bất mãn hay không hài lòng về những người xung quanh. Nếu có xu hướng lùi bước trước, nghĩa là họ không muốn bị làm phiền thêm tại nơi này nữa.

4.2 Xung đột hoặc thờ ơ với khách hàng, đối tác

Nhiều nhân viên khi có ý định nghỉ việc họ bất cần về công việc hơn, đễ nổi nóng với khách hàng và đối tác do họ không cần công việc đó nữa. Những yêu cầu từ khách hàng hoặc đối tác thường bị họ phớt lờ hoặc xử lý rất trễ nải, nếu khách hàng hay đối tác kêu ca thậm chỉ họ còn nổi nóng và xung đột với họ. Đây là dấu hành động rất nguy hiểm, nhà quản trị cần điều chỉnh ngay thậm chí cho nhân viên này nghỉ việc sớm để tránh các hậu quả do người đó mang lại cho công ty.

Tùy theo từng người có thể có người biểu hiện gần như tất cả các dấu hiệu có người chỉ thể hiện ra một phần. Nhưng mọi chuyện xả ra đều có dấu hiệu báo trước, nhà quản trị nên quan tâm khi có những dấu hiệu khả nghi để điều chỉnh sớm để có thể tránh mất đi những nhân viên chủ lực của công ty. Hoặc với nhân viên không có nhiều đóng góp thì nên tạo điệu kiện sớm cho họ có bến đỗ mới phù hợp hơn. Hãy luôn nhớ nguyên tắc “Tuyển dụng kỹ lưỡng, sa thải nhanh chóng” để tránh ảnh hưởng đến công việc công ty cũng như quan hệ với khách hàng đối tác.

Tải app The Ant Work để ứng tuyển ngay hoặc xem các tin tuyển dụng lân cận. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp gần nhà ngay trên thiết bị di động của mình.

TẢI NGAY

Bình luận