Hầu hết các công ty đều không chập nhận nhân viên làm thêm hoặc làm 2 jobs. Do sợ thái độ làm việc sao nhãng ít tập trung mà ảnh hưởng đến hiệu quả công việc được giao. Vậy nên làm như thế nào? Vì cuộc sống mưu sinh nên nhiều bạn có nhiều công việc khác nhau để tăng thêm thu nhập cho mình. Nhưng khi bạn đi làm thêm nhiều thì các doanh nghiệp, công ty hay các sếp sẽ không hài lòng. Vì vậy bài viết hôm nay của The Ant sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc tại sao sếp không vui khi nhân viên đi làm thêm và giải pháp khắc phục, xử lý.

1. Vì sao sếp không vui khi nhân viên làm thêm?

Sếp không vui khi nhân viên làm thêm bởi lẽ, công việc làm thêm có thể là nguyên nhân làm nhân viên dưới quyền của họ không thể tập trung vào công việc chính, thậm chí phớt lờ những nhiệm vụ hoặc không tận tâm, làm hết sức mình. Cổ nhân có câu “một nghề cho chín, còn hơn chín nghề”. Đồng ý rằng, bạn có thể sắp xếp công việc một cách tốt nhất, đúng giờ nghỉ thì về. Việc này là đúng quy định, trách nhiệm. Thế nhưng, các sếp không dừng lại ở mong muốn đó. Ai cũng muốn nhân viên của mình cống hiến và hết mình với công việc của công ty, đó là chưa kể đặc thù của nhiều công việc cần đến nhiều hơn thời gian để ngẫm nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Với những đặc thù công việc như vậy, nhiều sếp còn sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền thưởng để khuyến khích nhân viên ở lại thêm giờ để dễ dàng kiểm soát về chất lượng công việc lẫn thái độ và ý thức của nhân viên.

Thêm nữa, không phải ai cũng đủ năng lực để tập trung năng lượng 100% vào công việc chính khi còn vướng bận thêm công việc làm thêm ngoài giờ. Nếu bạn không thể kiểm soát thời gian thật tốt, vô tình, công việc làm thêm sẽ là viên đá cản đường bạn hoàn thành những công việc tốt một cách xuất sắc. Không ít nhân viên vì quá mệt mỏi vì một lần ôm quá nhiều công việc mà xin nghỉ phép triền miên, không đủ tinh thần và thể chất để làm những công việc chính.

2. Làm thế nào để sếp hài lòng khi bạn vẫn làm thêm?

2.1 Ưu tiên công việc chính

Công việc chính vẫn cần được ưu tiên, bởi vậy hãy cân nhắc khả năng và các nhu cầu cá nhân để đảm bảo hoàn thành đầy đủ và xuất sắc các nhiệm vụ sếp giao cho bạn. Hãy nhớ lại lúc bạn vất vả nộp đơn xin việc và vượt qua thử thách của vòng phỏng vấn như thế nào để được làm việc, bởi vậy hãy trân trọng công việc hiện tại và dành hết tâm lực để làm việc bạn nhé. Bạn cũng nên hỏi ý kiến sếp cho các dự án sắp tới của công ty để sắp xếp lịch trình riêng phù hợp cho bản thân.

2.2 Nỗ lực để trở nên “đáng tiền”

Phải thừa nhận rằng mức lương là yếu tố quan trọng khi chọn lựa nghề nghiệp. Tuy nhiên, đó không thể là mục tiêu làm việc bởi làm việc vì tiền sẽ làm chậm quá trình học hỏi và rèn luyện kỹ năng của bản thân. “Một nghề cho chín còn hơn 9 nghề”, bởi vậy, hãy chứng tỏ bạn là nhân viên xuất sắc trong mắt sếp, lúc này là thời điểm chín muồi cho công việc làm thêm – một đam mê khác trong bạn. Do đó, nắm được kỹ năng đặt mục tiêu là điều cần thiết để bạn nỗ lực cải thiện bản thân theo hướng tích cực.

2.3 Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi

Bạn cũng nên cân bằng giữa lịch làm việc và nghỉ ngơi để làm việc tập trung và hiệu quả hơn. Làm việc quá sức sẽ khiến não bộ của bạn quá tải, làm ngưng trệ mọi quá trình sáng tạo và hứng thú làm việc.

2.4 Thẳng thắn chia sẻ với sếp về vấn đề tiền lương

Quan trọng hơn, bạn hãy thử thẳng thắn nói chuyện với sếp về vấn đề tăng lương thay vì tự mình loay hoay gỡ “mối tơ vò”. Nếu bạn chưa đạt KPI và hay trễ deadline chắc chắn bạn sẽ cần cố gắng hơn nữa. Việc trao đổi với sếp khiến bạn cảm thấy được cảm thông và nhanh chóng tìm thấy giải pháp cho bản thân.

Ngược lại, bạn nhận được phản hồi tốt từ sếp nhưng bạn bị từ chối khi đề cập đến mức lương thì bạn nên xem xét liệu rằng đây đã thực sự là một môi trường làm việc lý tưởng hay chưa nhé. Lúc này, bạn nên xem xét tìm kiếm một “bến đỗ” mới cho sự nghiệp của mình bởi những nỗ lực của bạn trong công việc đều được thể hiện ở việc cải thiện mức lương.

Trường hợp khối lượng công việc và mức lương là phụ hợp. Bạn thấy rằng công ty đã trả xứng đáng, nhưng bạn có nhu cầu cao hơn về tiền mà không muốn thay đổi việc làm. Bạn nên đặt trọng tâm rằng đây vẫn là công việc chính bạn phải ưu tiên hàng đầu. Làm thêm bản chất cũng chỉ là làm thêm. Bạn chì có quyền làm thêm ngoài giờ hành chính hoặc trong thời gian ở nhà chứ không được tranh thủ thời gian khi bạn đang làm việc và nhận lương từ công ty.

Hy vọng bài viết trên đây của The Ant đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về việc bạn vừa làm ở công ty vừa làm thêm mà không ảnh hưởng đến công việc chính.

Tải app The Ant Work để ứng tuyển ngay hoặc xem các tin tuyển dụng lân cận. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp gần nhà ngay trên thiết bị di động của mình.

TẢI NGAY

Bình luận