Trước khi tìm hiểu về bản mô tả công việc nhân viên nghiên cứu và phát triển chúng ta cùng tìm hiểu qua về vai trò của nhân viên nghiên cứu và phát triển nhé. Nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm của mỗi doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm chính về chất lượng của các sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ mà công ty cung cấp ra thị trường. Vì vậy có thể nói việc làm Nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm thật sự quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Bản mô tả công việc nhân viên nghiên cứu và phát triển

1. Mô tả công việc của nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Bản mô tả công việc nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm là gì? Họ là những người có tác động trực tiếp đến các sản phẩm bán ra thị trường của công ty với những nhiệm vụ sau:

Lên mục tiêu cho các dự án nghiên cứu mới của doanh nghiệp.

Nghiên cứu và tiến hành bước thử nghiệm các sản phẩm mới.

Phát triển các hạng mục sản phẩm theo các quy trình vận hành tiêu chuẩn, và đảm bảo tuân thủ các chính sách, hướng dẫn an toàn của pháp luật.

Phối hợp với các bộ phận khác để hoàn thành sản phẩm.

Cải tiến các sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Trưởng phòng R&D.

2. Các công việc chính của nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Các công việc chính trong bản mô tả công việc nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm là gì? Mỗi nhân viên R&D sẽ có một công việc riêng biệt, bộ phận R&D được chia thành 4 chức năng chính vì vậy công việc của mỗi nhân viên R&D là khác nhau. Có những công ty sẽ tuyển nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm chung nhưng cũng sẽ có các doanh nghiệp lớn tuyển nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm theo 4 chức năng cụ thể là:

2.1. Product R&D (Nghiên cứu – phát triển sản phẩm)

Việc làm của nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm – Product R&D trong doanh nghiệp là tạo ra những sản phẩm mới có thiết kế, công dụng, chất liệu, tính năng nổi trội hơn các sản phẩm hiện có trên thị trường và thực hiện các biện pháp để cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có của doanh nghiệp.

2.2. Technology R&D (Nghiên cứu – phát triển công nghệ)

Nhiệm vụ của Nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm là gì khi làm việc tại vị trí Technology R&D? Họ có nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển công nghệ trong các quy trình sản xuất và quy trình quản lý của doanh nghiệp. Từ đó tạo ra những công nghệ mới để tiết kiệm chi phí, thời gian, sức lực và cải tiến những quy trình, sản phẩm cũ. Bên cạnh đó, việc làm Nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm là gì khi làm việc tại vị trí Technology R&D còn phải nghiên cứu quy trình công nghệ của đối thủ và biến nó thành của mình.

2.3. Packaging R&D (Nghiên cứu – phát triển bao bì)

Công việc của vị trí Packaging R&D đối với Nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm là gì? Họ thực hiện các nghiên cứu – phát triển bao bì sản phẩm theo yêu cầu của cấp trên và thị hiếu của người tiêu dùng. Nhân viên R&D sẽ đảm nhiệm việc tạo ra những kiểu dáng bao bì độc đáo, chất liệu thân thiện môi trường và kèm theo đó là phải đưa ra phương thức đóng gói bao bì tối ưu chi phí nhất.

2.4. Process R&D (Nghiên cứu – phát triển quy trình)

Process R&D là việc làm Nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm sẽ phát triển các “phần mềm” với mục đích thay đổi đột phá các sản phẩm, quy trình sản xuất, vận hành… Việc thực hiện các thay đổi theo một quy trình nhất định sẽ góp phần đem lại năng suất – hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thì việc tuyển Nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của doanh nghiệp.

3. Mục tiêu công việc của nhân viên nghiên cứu và phát triển là gì?

Bản mô tả công việc nhân viên nghiên cứu và phát triển có những KPI gì? Đây là những kết quả cuối cùng của các nhiệm vụ trong bảng mô tả công việc nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm đã nêu trên:

Chỉ số Net Promoter Score – NPS đánh giá độ thiện cảm của khách hàng;

Tỷ lệ First Pass Yield – FPY đo lường độ đạt chất lượng ngay từ đầu của sản phẩm, dịch vụ;

Chỉ số Customer Satisfaction Index đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ;

Tỷ lệ Customer Retention Rate là tỷ lệ duy trì khách hàng cũ;

Tỷ lệ Customer Complaints đánh giá tỷ lệ khiếu nại của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ;

Tỷ lệ Market Growth Rate đánh giá mức tăng trưởng thị trường;

Tỷ lệ Operating Expense Ratio – OER đo lường các chi phí hoạt động trong doanh nghiệp.

4. Những năng lực cần có để trở thành nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm giỏi

Qua bản mô tả công việc nhân viên nghiên cứu và phát triển. Chúng ta thấy để trở thành một nhân viên R&D đòi hỏi người làm có những điều kiện sau:

Tốt nghiệp hệ cử nhân đại học các chuyên ngành có liên quan.

Từng ứng tuyển nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm và có kinh nghiệm tại vị trí đó.

Sử dụng thành thạo các thiết bị đo lường, đọc bản vẽ kỹ thuật và các phần mềm thiết kế để thiết kế sản phẩm.

Việc ứng tuyển nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm thật dễ dàng nếu bạn thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng.

Một số kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm…

Đọc hiểu các bản vẽ, hướng dẫn bằng tiếng Anh.

Tải app The Ant Work để ứng tuyển ngay hoặc xem các tin tuyển dụng lân cận. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp gần nhà ngay trên thiết bị di động của mình.

TẢI NGAY

Bình luận