Hầu hết chúng ta khi nhìn thấy sự lột xác bất ngờ của ai đó sẽ lầm tưởng rằng do họ may mắn. Tuy nhiên, việc thay đổi bản thân là một quá trình rèn luyện, cải thiện một cách bền bỉ và bắt đầu điều chỉnh từ những thói quen nhỏ nhất hàng ngày.

Những gì người khác nhìn thấy bên ngoài chỉ trong chớp mắt, nhưng công cuộc thay đổi thói quen ko hề dễ dàng vì chúng ta rất khó để thoát khỏi cái bẫy mang tên “căn bệnh”. Sau khi quan sát và rút ra từ bản thân, thì có 3 yế tố phổ biến sẽ kìm hãm gián tiếp sự phát triển của bản thân.

Chúng ta cùng thảo luận nhé:

1. Bệnh im lặng

Vì chúng ta lớn lên trong môi trường giáo dục bị thụ động nên khi gặp khó khăn giữa chừng ko giải quyết được, ta thường chọn cách im lặng. Nếu ko ai hỏi đến việc đó thì sẽ quên đi và đến khi hỏi lại thì quán tính sẽ đưa ra vài lý do giải thích tại sao công việc chưa hoàn thành.

Hãy thành thật nhé, bạn đã từng mắc phải căn bệnh này chưa? Hiền đã mắc rất nhiều lần và sửa mãi mới được . Vì những người mắc bệnh này sẽ được đánh giá là thiếu sự chủ động, thiếu các kỹ năng giải quyết vấn đề và thiếu kỹ năng giao tiếp.

Do vậy, theo cá nhân mình, thay vì im lặng, chúng ta có thể đối diện với vấn đề bằng cách nói lên quan điểm của mình, bám sát kế hoạch chi tiết và chia sẻ những khó khăn gặp phải để nhận được sự hỗ trợ tìm giải pháp từ mọi nguồn lực xung quanh.

2. Bệnh than vãn, kể lể, đổi lỗi.

Bệnh này sẽ phát huy khi công việc chưa hoàn thành, kết quả ko đạt theo KPIs, bạn sẽ phản ứng tự vệ bằng cách đổ lỗi cho yếu tố ngoại cảnh như em bị ốm, nhà em có việc hay kể lể ra những thứ đang làm cùng lúc để bao biện cho kết quả dở dang của mình.

Thực tế cho thấy, làm nhiều hay ít điều cốt yếu là phải đạt kết quả trọn vẹn. Nếu làm 1 việc mà đạt kết quả đỉnh của chóp, mọi người phải wow lên thì vẫn tốt hơn ôm đồm vạn thứ nhưng tất cả đều dang dở. Mình đã mắc bệnh này rất nhiều lần, mỗi khi thấy cơ hội xung quanh chỉ muốn ôm vào và kết cục bị xao nhãng mất mục tiêu lớn chính.

Để khắc phục căn bệnh này, thì khi làm bất kì việc gì lớn nhỏ cũng nên bắt đầu từ mục tiêu (bạn có thể tham khảo cách để đặt mục tiêu SMART) hoặc phương pháp “5 Whys” (5 câu hỏi tại sao) để bám sát mục tiêu lớn của mình mà ko bị phân tâm bởi bất kì một yếu ngoại cảnh nào nhé.

3. Bệnh nhiều chuyện, hoang tưởng.

Vô tình bạn có sở thích nhìn vào câu chuyện của người khác để phác họa cuộc sống của mình, hay thích bàn tán về người này người kia với một thái độ đố kị trong các câu chuyện của mình thì chia buồn vì bạn đã mắc phải căn bệnh số 3 này rồi.

Thường khi mắc căn bệnh này, chúng ta sẽ bao biện ko có thời gian rèn luyện kỹ năng, ko có thời gian để phát triển bản thân, nhưng sẽ phàn nàn cuộc sống này rất thiếu gia vị nếu như ko được thoả mãn việc soi xét ai đó.

Hiện nay các group hóng “drama” mọc lên như nấm cũng là minh chứng cho việc một bộ phận đang đánh mất đi cơ hội được thay đổi cuộc sống. Bạn nghĩ xem, nếu thời gian quý giá của bạn dành hết vào những mẩu chuyện đời thường đó sẽ khiến bạn trở nên thế nào? Bạn sẽ loay hoay, quẩn quanh trong chốn ao tù do chính bạn tạo ra.

Khi chưa có nhiều trải nghiệm, góc nhìn hạn chế, chúng mình hãy biết cúi đầu học hỏi, lắng nghe đa chiều, chọn lọc nguồn thông tin chính cống để đọc. Kết bạn với những người tích cực để noi gương, tập trung vào nội tại đang có và bắt đầu từ những mục tiêu ngắn hạn. Chắc chắn sẽ giúp bạn kiểm soát được căn bệnh số 3 này một cách tối ưu nhất đó.
———-
P/s: Sự thật là chúng ta rất thích nghe những lời mật ngọt hơn là những lời góp ý đi thẳng vào vấn đề. Chia sẻ vậy thôi chứ cô Hiền rất thích nghe những lời ngọt ngào.

fb/hienttsunny – Trần Hiền

Tải app The Ant Work để ứng tuyển ngay hoặc xem các tin tuyển dụng lân cận. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp gần nhà ngay trên thiết bị di động của mình.

TẢI NGAY

Bình luận