Có rất nhiều định nghĩa về năng lực nhưng The Ant Work muốn đưa ra một định nghĩa đơn giản nhất. Năng lực là khả năng vận dụng những thứ sẵn có của một người để thực hiện một công việc nào đó. Rõ ràng chất lượng sản phẩm tạo ra chính là thước đo cụ thể nhất cho năng lực. Nó thể hiện người nào giỏi hơn, hay suy rộng ra là tổ chức, công ty nào xuất sắc hơn.

1. Trước tiên chúng ta cũng hiểu năng lực là gì?

Theo UNESCO ba thành tố hợp thành năng lực của con người là: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Hai yếu tố sau thuộc về kỹ năng sống, có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên nghiệp. Trong đó kiến thức chiếm 4%, kỹ năng chiếm 26 %, thái độ chiếm 70%.

nang luc theant
1.1 Kiến thức (Knowledge)

Chính là những thứ học được ở trường lớp hoặc tự học hỏi thêm về một lĩnh vực chuyên môn nào đó. Cho nên kiến thức thường đi đôi với chứng chỉ bằng cấp. Kiến thức được đánh giá sơ bộ qua bằng cấp chứng chỉ chuyên môn, IQ. Tất nhiên trong bối cảnh giáo dục hiện nay, có bằng cấp cao chưa chắc đã có kiến thức cao. Và kiến thức chỉ chiếm 4%, nhưng nhiều người vẫn lầm tưởng kiến thức có vai trò quyết định. Họ cho răng có bằng cấp cao, học rộng hiểu nhiều là phải có năng lực tốt hơn những người bằng cấp thấp hơn.

1.2 Kỹ năng (Skill)

Hay còn được gọi là kỹ năng sống, trí tuệ xã hội, kỹ năng xã hội, EQ… Vận dụng để áp dụng kiến thức vào giải quyết công việc. Chúng ta thường nghe đến như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phám, kỹ năng trình bày, kỹ năng lãnh đạo…. Có kiến thức nhưng thiếu kỹ năng bạn sẽ rất khó thực thi được công việc. Rất khó để chuyển tải kiến thức mình có được cho người khác hiểu. Và cùng thực hiện hoặc trợ giúp bạn trong quá trình giải quyết công việc.

Kỹ năng có: kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.

Tìm hiểu thêm về kỹ năng tại đây!

1.3 Thái độ (Attitude)

Là cách biểu lộ tình cảm và ý nghĩ trước một sự việc, trọng một hoàn cảnh cụ thể. Thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, và hành động. Thông thường có 3 cung bậc thái độ: tích cực, hờ hững và tiêu cực.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về thái độ tại đây!

Cách thể hiện mô hình kim tự tháp để thấy rõ vai trò thái độ. Thái độ giống như nền móng, giúp cho kỹ năng và kiến thức vươn tầm cao hơn.

2. Tại sao các chuyên gia đều cho rằng: thái độ quan trọng hơn trình độ.

Nếu có kiến thức và có kỹ năng nhưng không có thái độ tích cực. Thì gần như kiến thức và kỹ năng sẽ không phát huy bất cứ tác dụng gì. Thậm chí nếu có thái độ tiêu cực, người đó còn dùng kiến thức và kỹ năng có được để âm thầm hoặc ra mặt chống đối, ngăn cản lại việc thực thi công việc.

Chính vì vậy chúng ta thường nghe các chuyên gia tuyển dụng nói thái đội quan trọng hơn trình độ là vậy.

Đến đây chắc chúng ta đã hiểu tại sao thái độ lại quan trọng hơn trình độ. Trình độ chính là Kiến thức và kỹ năng cứng của một người rõ ràng chiếm tỷ trọng rất thấp để cấu thành năng lực của người đó.

Đến đây chắc chúng ta đã giải thích được nhiều người tuy có trình độ. Nhưng không được đánh giá cao, và tin tưởng hay cất nhắc lên các vị trí cao trong các tổ chức công ty. Hay dù có trình độ nhưng họ vẫn thất bại trong xã hội. Thậm chí thua xa những người mà bị coi là có trình độ thấp hơn.

Khi hiểu được vai trò của từng yếu tố chung ta sẽ thoát tầm nhìn ra ngoài, có một cái nhìn rộng hơn. Để tránh rơi vào bất mãn với lối suy nghĩ, sếp thiên vị, kẻ trình độ kém cỏi mà chắc nịnh nọt hay đi đường riêng nào đó để tiến thân…Dẫn đến ngập trong thái độ tiêu cực huy hoại cả cuộc đời.

Tải app The Ant Work để ứng tuyển ngay hoặc xem các tin tuyển dụng lân cận. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp gần nhà ngay trên thiết bị di động của mình.

TẢI NGAY

Bình luận