Thực tế cho thấy có nhiều người rất giỏi chuyên môn – nền móng kỹ năng cứng, nhưng sự nghiệp chưa thành công như mong đợi hoặc thậm chí thất bại trong công việc và cuộc sống vì không được sự ủng hộ của những người xung quanh như khách hàng, đối tác, cấp trên, đồng nghiệp, cấp dưới do họ thiếu hoặc chưa quan tâm đến các kỹ năng mềm cần thiết trong ứng xử, thương lượng hoặc giải quyết các vấn đề phát sinh hàng ngày.

Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem cái nào là kỹ năng cứng cái nào là kỹ năng mềm để có thể xem cá nhân mình còn thiếu sót hay còn yếu kỹ năng nào để tự trau dồi thêm để hoàn thiện bản thân hơn nhé.

1. Kỹ năng cứng (Hard skills) là gì?

Kỹ Năng Cứng thường được hiểu là những kiến thức chuyên môn nghề nghiệp được vận dụng để thực hiện các công việc chuyên môn của ngành nghề cụ thể. Để có được kỹ năng cứng thường mất nhiều năm học tập bài bản tại các trường học, các viện…thường rất dài, bắt đầu từ những kiến thức kỹ năng cơ bản ở nhà trường phổ thông qua các cấp 1,2,3 từ các kiến thức khoa học cở bản về logic toán học, ngôn ngữ, các định luật về vật lý, hóa học sinh học.

Sau đó, những kiến thức này được phát triển dần lên các mức độ cao hơn, thông qua việc giảng dạy, thực hành một cách hệ thống tại các trường Cao đẳng, Đại học. Để có một kỹ năng cứng vững vàng, ngoài việc học tập nhiều năm còn phải có thêm thời gian thực hành và hoàn thiện nâng cấp trong quá trình công tác và làm việc.

mu cu nhan
1.1 Phân biệt kỹ năng cứng và Kiến thức chuyên môn

Kiến thức chỉ là khả năng hiểu nhớ về thông tin, còn kỹ năng cứng chính là vận dụng kiến thức chuyên môn đó vào để thực thi công việc chuyên môn được yêu cầu. Kiến thức chuyên môn chỉ là lý thuyết còn kỹ năng cứng chính là khả năng vận dụng lý thuyết có được để thức hành và giải quyết vấn đề chuyên môn.

Nói tóm lại, kỹ năng cứng chính là tập hợp các kỹ năng và khả năng để một người có thể hoàn thành một loại tác vụ nghề nghiệp chuyên môn, và thường được dạy tại các trường học. Kỹ năng cứng phát triển dựa trên nền tảng chỉ số IQ, tức là thường thì người có chỉ số IQ cao thì khả năng học hỏi các kỹ năng cứng sẽ nhanh và tốt hơn người có chỉ số IQ thấp. Do đó kỹ năng cứng có tính nguyên tắc, quy tắc.

2. Kỹ năng mềm (Soft skills) là gì?

Kỹ năng mềm hay còn gọi là kỹ năng sống, là tập hợp các kỹ năng như Kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thương lượng, giải quyết vấn đề, kỹ năng thương thuyết, quản lý thời gian, chăm sóc khách hàng, trình bày, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới… Trường học thường không dạy hoặc dạy rất ít về kỹ năng mềm.

ky nang mem
Hay nói cách khác thì Kỹ năng cứng thường có được ở trường học thì kỹ năng mềm lại chủ yếu có được từ trường đời. Kỹ năng mềm liên quan mật thiết với chỉ số thông minh EQ, người có EQ cao thường học hỏi các kỹ năng mềm nhanh hơn và giỏi hơn người có chỉ số EQ thấp. Tức là kỹ năng mềm có tính uyển chuyển, mềm mại tùy theo từng người mà khác nhau.

2.1 Ngày nay kỹ năng mềm được đánh giá vai trò rất cao và ảnh hưởng đến thành công của một người nhiều khi còn vượt cả kiến thức chuyên môn.

Theo UNESCO kỹ năng cứng chỉ chiếm 4% cấu thành năng lực của một người trong khi kỹ năng mềm là 26%. Tức là nếu 2 người có kiến thức chuyên môn ngang nhau thì người nào có thêm kỹ năng mềm sẽ vượt rất xa người còn lại.

Cuối cùng, nếu như các kiến thức chuyên môn là nền tảng chính để tạo ra các nhà chuyên môn giỏi, thì ngoài khối kiến chuyên môn cơ bản, kỹ năng mềm là rất quan trọng và cần có ở các nhà quản lý và lãnh đạo.

Tải app The Ant Work để ứng tuyển ngay hoặc xem các tin tuyển dụng lân cận. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp gần nhà ngay trên thiết bị di động của mình.

TẢI NGAY

Bình luận